Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Cách nuôi chim son ca nhanh hótl

Bí quyết nuôi chim son ca nhanh hót

Chim sơn ca đang hát
Chim sơn ca có nhiều tên như :
Tên Việt Nam Chim Sơn Ca
Tên Khác Chim Cà Lơi
Tên Khoa Học Alaudidae
Là Một họ chim dạng sẻ, Chim sơn ca là biểu tượng cho hạnh phúc, hy vọng, may mắn, tự do,niềm vui và sáng tạo.

Nhiều người khách hàng hỏi bao lâu thì chú chim Sơn ca hót, chúng tôi xin trả lời rằng có những chú chim Sơn ca lúc mua ko hót, nhưng về nhà hót, cũng có chú chim Sơn ca cả năm mới hót. Chơi chim Sơn ca phải kiên trì là đúng, đợi chú chim Sơn ca bạn tự tay bắt về rít rít, hót cả ngày là niềm vui nho nhỏ. Để giúp chú chim Sơn ca nhanh hót hơn, bạn có thể đọc và làm theo các cách sau:

1. Treo chú chim Sơn ca càng cao càng tốt, treo lên ban công tầng 3, 4 nếu nhà 1 tầng thì treo chỗ vắng người, chỗ ánh sáng tốt, có mái che mưa, nắng.
2. Treo chú chim Sơn ca gần các loài chim hót giọng nhỏ, giọng dài như treo gần chim Vành Khuyên, chim Yến hót, chim Vẹt HongKong, hoặc tốt nhất là treo cạnh chú chim Sơn ca đã hót.
3. Tránh treo chim Sơn ca gần các loài chim dữ tướng, giọng to như chim Họa mi, chim Khướu..
4. Ăn thức ăn có tính nóng như sâu tươi, sâu khô, nhưng cẩn thận chim Sơn ca có thể bị nóng quá, bỏ ăn, quăn lông
5. Hạn chế vệ sinh lồng, nhưng lồng cần khô ráo, không bị ẩm, bạn có thể phơi lồng ra nắng hàng ngày, chim vừa tắm nắng vừa giữ được độ khô ráo của cát và phân chim.
6. Treo chim Sơn ca ở vị trí cố định, hạn chế di chuyển. Khi chú chim Sơn ca cảm thấy môi trường xung quanh an toàn, quen thuộc thì mới hót.
7. Khi chim Sơn ca đã hót thì cần tập cho chim Sơn ca quen hót ở các vị trí khác nhau, việc này cần nhiều thời gian để chú chim Sơn ca quen dần và thuần hơn

Bật mí cách nuôi chim son ca

Cách chọn chim :

Thường những người nuôi chim Sơn Ca chọn chim non để nuôi, chim già rất khó thuần hóa.Khi chim non mang về nuôi ta nên chọn cho đúng chim trống, ta nhốt một vài chim non trong lồng khi đập tay vào chim trống thường ngóc đầu và phóng lên, còn chim mái thì chúí đầu xuống tỷ lệ này có thể đạt 80 phần trăm . 
Chọn chim vùng nào là hay? Theo kinh nghiệm của những người nuôi chim Sơn Ca thì Sơn Ca Huế Và Sơn Ca Quảng Ninh có mầu lông hung đỏ và có giọng hót rất hay, khi thuần dưỡng được nhiều mùa thì chim càng sung mãn và hót nhiều hơn ,

 Chọn Lồng Nuôi :

Lồng sơn ca
Thường ta nên chọn lồng 52 hoặc 56 nan và chiều cao khoảng 1m là vừa, bồng, dù (cầu đậu ) từ 15 đến 20 phân dưới đáy lồng rải một lớp cát mỏng loại cát sạch (Chim Sơn Ca không tắm nước mà chỉ tắm cát )











Thức ăn

Ngoài thiên nhiên chim Sơn Ca thường ăn các loại côn trùng như sâu bọ, dế , gián và các hạt cỏ, hạt thực vật khô trên mặt đất. khi nuôi nhốt trong lồng ta nên làm thức ăn cho chúng như sau. Xin đưa ra 2 công thức để các bạn lựa chọn
a/ 200g hạt kê đã lột vỏ ( loại kê để nấu chè )
5 lòng đỏ trứng gà
1 lon sâu khô
50g tép khô lạt (nhạt )
1 phần nhỏ vitamin tổng hợp danh cho gia cầm loại nhỏ (gà con )
Tất cả được chế biến ở dạng sống và phơi hoặc sấy khô (riêng tép và sâu khô phải say nát rồi trộn với hạt kê ) 

b/ 200g cám tổng hợp (cám Ba vì)
5 lòng đỏ trứng gà
1 lon âu khô
1 phần vitamin
Ngoài thức nói trên nên cho chúng ăn bổ sung cào cào non và sâu gạo
Lưu ý khi nuôi nên chọn 1 trong 2 công thức mà ta chọn không nên thay đổi thức ăn một cách tùy tiện như vậy chim dễ thay lông và bị mất lửa

Cách chăm sóc

Chim Sơn Ca rất dễ chăm sóc. Tuy nhiên có một vài kinh nghiệm nhỏ, nhưng lại rất quan trọng cho việc nuôi chúng thành công. Nếu chúng ta bỏ qua thì sự thành công khó mà mang đến cho mình được. Như đã nói chăm sóc chim thì không khó, nhưng nuôi để cho chúng hót thì vô cùng khó khăn. Tôi là người đã nuôi hàng trăm con Sơn Ca, qua thời gian nuôi đã thành công, nên bật mí chia sẻ cùng các bạn những bí quyết đó.
Bí quyết nuôi chim sơn ca
Chim Sơn Ca nếu nuôi một vài chim non thì chúng không thể tự hót sau thời gian nuôi 1 đến 2 mùa. Do đó khi nuôi ta phải có một hai chim thầy ( chim đã hót có nhiều mùa ).
Trong thời gian nuôi, lũ chim non luôn nghe ngóng chim thầy hót và dần dần chúng sẽ hót theo, chính vì vậy mà những người nuôi một hai con rất khó thực hiện được điều này. nên chọn chim đã bắt đầu tự hót, và nên nhớ chim Sơn Ca nuôi một mình chúng rất lười hót. nhưng nếu nuôi từ hai con trở lên thì điều này lại ngược lại,
Đặc biệt ở loài chim này chúng lại không lấn áp nhau giọng hót ( đè nhau) . Tôi đã từng chứng kiến hàng chục con chim của mình, khi một con cất lên tiếng hót , những con khác cũng hót theo tạo thành một dàn đồng ca vô cùng lý thú.
Chim Sơn Ca rất sợ bóng tối. Do đó mỗi buổi sáng ta nên cho chúng tắm nắng từ 2 đến 3 giờ rồi mang vào treo chỗ mát có nhiều ánh sáng. Đặc biệt ban đêm hoặc trong mùa thay lông
cũng không nên chùm áo lồng.
Trong 1 tuần ta nên bắt chúng ra rửa sạch chân bằng nước có pha thêm chút muối , dọn móng chân cho chúng ( nếu quá dài ) và thay cát mới
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn thân ái!!!!!!

Kỹ thuật nuôi chim chích chòe lửa-Hót hay

Cách nuôi chích chòe lửa

Chích chòe lửa đuôi dài
Chim chích chòe lửa có lông đuôi dài và hót hay nên được nhiều người chọn nuôi làm cảnh. Sau đây tôi xin giới thiệu chi tiết đến các bạn về loài chim chích chòe lửa để những người yêu thích chim có một kỹ thuật chăm sóc chim thật tốt. 
Chim chích chòe lửa ngoài giọng hót hay còn có bộ mã đẹp, vì vậy được rất nhiều nghệ nhân ưa thích và có giá khá cao so với loại chim khác.
 

Hình dáng:

Chim thường cân nặng từ 1 đến 1,2 ounce và có khoảng 9-11 inches dài. Con trống có màu lông đen bóng với cái bụng màu hạt dẻ và một chùm lông màu trắng trên mông và đuôi. Con mái có màu hơi xám nâu, và thường ngắn người hơn so với con trống. Cả hai giới có chung một điểm chung là màu đen trên lưng và chân màu hồng. Chích chòe non chưa trưởng thành có màu sắc hơi xám hoặc nâu và trông giống như con mái và có màu ngực lấm chấm.

Cách nuôi chim chích chòe lửa bổi:

Chim bổi bẫy về thì rất nhút nhát, khó thuần hóa, phải nhốt chim trong lồng tre hoặc mây lớn , cao, bên trong có cóng nước, cóng cào cào (nhớ cắt chân kẻo cào cào nhảy mất), cóng đựng đậu phộng trộn lòng đỏ trứng, một cóng sâu tươi hay trứng kiến. Sau đó ta theo dõi tình hình sức khỏe của chim, xem chim hợp với thưc ăn nào thì cho ăn tiếp. Ngoài lồng phủ áo kín rồi treo nơi yên tĩnh vài ngày. Đợi đến khi nào chim bớt nhát thì ta có thể hé áo lồng và treo chim nơi có người qua lại để chim quen dần và tạp cho chim ăn bột đậu phộng.

Thức ăn cho chích chòe lửa

Chích chòe lửa ăn được nhiều thức ăn, nhưng ăn ít, có một số con chim chích chòe lửa không biết ăn bột đậu phộng. Ta cần tập cho chúng bằng cách mỗi ngày lấy một ít bột đổ vào cóng rồi trộn với một ít sâu tươi hay sâu khô. Chim ăn có lẫn bột nên quen dần, lần sau ta tăng thêm lượng bột dần dần để chim biết cách ăn bột

Lồng chim và cách chăm sóc chích chỏe lửa

Lồng chim chích chòe lửa

Lồng chích chòe lửa phải dùng loại lồng đặc biệt, có 72 nan, đường kính đáy lồng khoảng 35 phân trở lên, chiều cao lồng tối thểu 60 phân. Sở dĩ phải nuôi trong lồng lớn như vậy là vì đuôi nó quá dài.
- Thông thường từ tháng mười âm lịch là chim thay lông và hoàn tất vào tháng 3 âm lịch. Tùy sức khỏe chim mà chim thay lông sớm hay muộn. Có con chỉ trong 1 tuần là rụng lông ào ào, nhìn thảm thương nhưng như vậy thì lông mới sẽ mau ra. Lại có con chỉ rụng lác đác vài cọng nên thời gian thay lông kéo dài 4 - 5 tháng. Và cũng có con suy lông ,một năm thay đi thay lại đến mấy lần. với chim này thì ta nên cho ăn thức ăn bổ dưỡng và không nên thay thức ăn trong suốt năm.
- Bất kể chim nào cũng vậy, việc thay đổi thức ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Mỗi lần thay thức ăn là mỗi lần thay lông vì vậy khi mua chim cần tìm hiểu kĩ thức ăn mà người bán cho chim ăn để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng.
- Trong thời gian thay lông, ta nên treo chim ở chỗ tĩnh mịch, đậy áo kín cả ngày lẫn đêm, tiếp đồ ăn, nước uống đầy đủ và đặc biệt là tắm bình thườg. trong thời gian này, không cần cho chim ăn sâu để đỡ tốn kém nhưng tuỵêt đối không bỏ cào cào. Khi chim thay lông xong thì cho ăn sâu lại như bình thường 

Tập cho chim chích chỏe lửa hót

-Chích chòe lửa là một trong số những lòai chim hót hay nhất trên thế giới. Tuy nhiên, không phải tất cả chích chòe lửa đều hót hay như vậy
Chích chòe lửa có khả năng bắt chước những giọng hót của những loài chim khác.  Cần đưa chim đến những nơi có nhiều giọng hót của những loài chim khác, hoặc cho nghe tiếng sáo, vĩ cầm...để giọng hót của chim được đa dạng phong phú.
Tập cho chim hót

Cách chăm sóc chích chòe lửa khi thay lông

Bộ lông chiếm 20% protein của cơ thể vì vậy cung cấp Protein là quan trọng trong quá trình thay lông. Các amino acid là cấu trúc cơ bản của Protein và lưu huỳnh có chứa 2 axit amin methionine và cysteine là rất quan trọng cho việc hình thành và phát triển bộ lông. Đôi khi có những đường Stress trên đuôi của chòe lửa. Điều này rất có thể do thiếu hụt methionine trong quá trình thay lông của chim. Côn trùng là nguồn cung cấp lưu huỳnh có chứa các axit amin cho loài chim ăn côn trùng. Các nguồn khác là trứng, cá và thịt.


 
Thay lông gây nhiều khó khăn cho chim, có lẽ chỉ đứng sau đẻ trứng. Ngoài ra còn có sự gia tăng các yêu cầu khác ngoài protein. Can xi trong máu sẽ giảm trong quá trình thay lông. Vitamin cũng cần được bổ sung trong giai đoạn căng thẳng này.

Trong thời gian thay lông, sử dụng thuốc có thể gây bất lợi đến sự tăng trưởng và phát triển của lông. Một ví dụ là anthelmintics fenbenzadole, có thể ảnh hưởng xấu đến bộ lông nếu được sử dụng trong thời gian thay lông. Tốt nhất là không dùng thuốc trong thời kỳ này.
Khi thay lông nhìn chim khá xơ xác – điều này là bình thường. Ngoài việc sử dụng bột, cần bổ sung thêm cá bảy màu, sâu bột và dế vào cuối ngày.
 
Chòe lửa thay lông phải được nghỉ ngơi nhiều. Phải phủ áo lồng trong suốt giai đoạn này trừ khi cho nó tắm và phơi nắng sau đó. Mặc dù trùm áo lồng nhưng chim có thể hót chuyện thỉnh thoảng hót sổng – điều đó chứng tỏ chim được chăm sóc tốt khi thay lông.

Chúc các bạn có những chú chim hót thật hay !!!







Hướng dẫn cách nuôi chim họa mi hót

Hướng dẫn nuôi họa mi

Chú chim họa mi đang hát liếu lo

Người đời xem loài Hổ , Sư tử là chúa sơn lâm , xem chim Phượng Hoàng là vua của loài chim , và đánh giá tiếng hót của chim Họa Mi xứng đáng là giọng hót bậc thầy của các loài chim rừng.

Người Trung Quốc, cũng như các nước khác trên thế giới trong đó có người Việt Nam ta, ai cũng thích chim Họa Mi hót . Ca sĩ nào có giọng hát hay cũng được khen là "Con Họa Mi " của ban nhạc...

Tiếng hót của chim Họa Mi đã đem lại cho người nghe một sự thích thú, ngay người khó tính cũng không thể chê vào đâu được.

Xuất xứ: 

Chim Họa Mi là loại chim rừng , sống rất nhiều ở TQ . Ở việt nam mình, chim nầy sống nhiều nhất ở Sơn La , Lai Châu, Lạng Sơn , Móng Cái ... Chim thích sống ở các nới rừng rậm núi cao , có khí hậu mát lạnh.

Hình dáng:

Hình dáng chú chim

 Chim Họa Mi lớn gần bằng con chim Cu ngói, mang trên mình bộ lông màu nân sẫm , lông ngực và bụng màu vàng hung , mắt có viền trắng bao quanh , và viền kéo dài ra phía sau thành một vệt dài độ phân rưỡi. Bề dài thân chim tử mỏ đến chót đuôi độ 20 cm . Mỏ và chân có mầu nâu lợt.

Nhìn bề ngoài thì con chim Họa Mi không có nét gì hâp dẫn cả. Đến nỗi nhiều người vốn tai nghe , hay được người khác khen nhiều về tiếng hót độc đáo của chim Họa Mi , nay nhìn thấy lần đầu , họ không tin chim Họa Mi lại xấu đến thế !

Người đời vốn nghĩ rằng chim hót hay tất chim phải có bộ mã rất đẹp . Với giọng hót lảnh lót ngân vang của chim Họa Mi , đáng lẽ nó phải được khoác trên mình một bộ lông sặc sỡ, ít ra cũng như chim Công , Chim Trĩ mới tương xứng được !

Chim Họa Mi mái thân mình nhỏ hơn chim trống , sắc lông hung nâu , viền trắng ở mắt nhỏ hơn , và vệt trắng đuôi mắt ngắn hơn . Chim mái không hót như chim trống mà chỉ kêu "sè...sè" (dân chơi chim thường gọi là "xùy").

Cách nuôi chim họa mi:

chim Họa Mi là chim rừng , nên khi bắt về rất nhát . Chim Họa Mi bổi đem về , ta nhốt ngày vào lồng, sâu khi đã sẵn sàng để thức ăn và nước uống đầy đủ cho chim . Bên ngoài phủ áo lồng kín mít , và treo nơi yên tĩnh vắng người qua lại một thời gian khá lâu.

Nếu viêc nuôi chim bổi đúng phương pháp thì độ nữa năm, chim đã dạn người . Ngược lại , nếu không cẩn thận trong những tháng đầu , thì sự nhút nhát của chim sẽ kéo dài có khi cả nhăm , lại bể đầu xệ cánh rất khó coi nữa !

Với những nghệ nhân , người miền Nam thì nuôi chim Họa Mi bổi tương đói đỡ vất vả hơn . Vì , chim Họa Mi bắt được từ núi rừng miền Bắc mang về , người ta rộng lại đôi khi cả tuần để có số nhiều mới mang vào . Cộng vào đó , di chuyển tàu hỏa, xe đò cũng mất hết mấy ngày , nên con chim vào đến trong Miền Nam đều đã biết "ăn mồi", nuôi không còn sợ chết nữa . Con chim Họa Mi nào cứng đầu không chịu ăn thì đã die ở dọc đường rồi.

Nuôi được chừng một tuần ,thấy chim bớt nhát, người nuôi có thể hé áo lồng ra từ từ , và treo lồng chim gần chỗ có bóng người qua lại để chim quen dần với người...
Chim họa mi bổi vẫn cho tắm như thường , có điều những ngày đầu cho chim tắm , ta nên có cử chỉ nhẹ nhàng để chim khỏi hốt hoảng.

Muốn tập chim Họa Mi ( bổi ) trống mau dạn , ta nên nuôi một con chim mái , để khi nghe tiếng "xùy" của chim mái, chim Họa Mi trống hăng lên và dạn dĩ dần.Có thể nhờ đó mà chim Họa Mi trống bổi mở miệng hót sớm hơn.

Xin lưu ý lồng chimHọa Mi  mái nên treo riêng càng khuất mắt lồng chim Họa Mi trống càng tốt vì một cong chim trống có thể làm 2, 3 con chim Họa Mi trống tăng lửa.

Thứa ăn: 

Trong số chim hót rừng , chim Họa Mi và khướu ăn thức ăn giản dị nhất.Chỉ cần gạo trộn trứng và cào cào là đủ .

Lồng chim và cách chăm sóc:

Lồng chim Họa Mi

Lồng nhốt chim Họa Mi khoảng 60 nan là vừa, đường kính đáy lồng khoảng 40 cm . Có thể dùng nhỏ hơn cũng được .Ta có thể dùng lồng mây hay tre.

Đây là giống chim lớn, uống nhiều nước, do đó, ta nên coi chừng cóng nước, hễ thấy cạn là châm ngay.

Mỗi lần cho chim tắm là mỗi lần ta vệ sinh lồng cho nó. Phải kỳ cọ cóng nước cho sạch . Phải thay bố lồng , và dụng cọ quét sạch những rác rến ở đáy lồng cho kỹ.

Tóm lại , nuôi chim Họa Mi không tốn công phu nhiều và đồ ăn thức uống cũng giản dị , rẻ tiền.

Lưu ý: chim Họa Mi hợp với những nới có khí hậu mát, lanh, vì vậy ta không nên tắm nắng quá lâu, chim dẽ bị "hốc" suy yếu. Cũng không nên để ở chổ có gió lùa, chim dễ bị chết yểu . Tốt hơn hết tối ngủ phải trùm áo lồng kín đáo cho chim.



Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Bồ câu tự tìm đường về không phải do huấn luyện

Hiện tượng lạ ở chim bồ câu

Việc chim bồ câu tự tìm chính xác vị trí và đường đi bao lâu nay khiến không ít các nhà nghiên cứu bối rối thì nay đã được giải đáp.

Các nhà khoa học đến từ Đại học Oxford cho biết, có thể những chú chim bồ câu tự tìm được đường đi và về là nhờ hàng rào. Trong khi khắp mọi nơi phát triển với hàng nghìn nhà cao tầng, nhà hàng giống nhau được mọc lên, những chiếc hàng rào lại trở thành cột mốc để loài chim này xác định được hướng di chuyển.
Bồ câu không cần huấn luyện mà đảm nhận vai trò liên lac làm nguồi đua thư

Các nhà nghiên cứu đã làm thí nghiệm với 31 chú chim bồ câu với trung bình mỗi ngày 20 chuyến bay từ bốn địa điểm xung quanh Oxford.

Tiến sĩ Richard Mann tại Đại học Uppsala ở Thụy Điển cho biết: “Bồ câu có khả năng ghi nhớ rất nhanh các tuyến đường khác nhau bằng thị giác của chúng”.

Loài chim này có thể đến đúng địa điểm hay không phụ thuộc vào mức độ phức tạp của khung cảnh phía dưới.

Tuy nhiên, khả năng nhớ đường chỉ là một phần. Đối với những nơi xa lạ, chúng đánh hơi và sử dụng khả năng định vị theo hướng mặt trời.

Tim Guilford - giáo sư nghiên cứu về hành vi động vật tại Đại học Oxford cho biết: “Có thể bồ câu có những quy tắc nhất định trong hành trình bay của mình. Chúng tạo một bản đồ trong tâm trí bằng việc cấu trúc lại các thông tin”.

Tiến sĩ còn nói thêm rằng: "Chúng tôi nghiên cứu khả năng này của loài bồ câu vì chúng tôi tin rằng chúng sẽ cung cấp dữ liệu có ích cho việc thiết kế các thiết bị GPS trong tương lai”.

Bồ câu - Loài chim thông minh của thế giới

Hiện tượng lạ của thế giới động vật chim bồ câu

Bồ câu được biết đến là giống chim thông minh hơn so với nhiều loài chim khác. Nhờ bản năng dẫn đường mà chúng sở hữu khả năng đặc biệt, do đó, cũng có những hiện tượng lạ tồn tại xung quanh khả năng của chúng.


Trong thế giới động vật, mỗi loài tồn tại đều mang trong mình những khả năng kì diệu khác nhau, chúng khiến cho con người phải kinh ngạc và trầm trồ nể phục vì khả năng của mình, điển hình là loài chim bồ câu. Các nhà khoa học đã chú ý quan sát và nghiên cứu về khả năng đặc biệt của loài bồ câu, vì vậy họ đã có những phát hiện thú vị về các hiện tượng lạ tồn tại xung quanh khả năng của chúng. Tuy kích thước não của bồ câu rất nhỏ, nhưng chúng có thể phân biệt và gọi tên được các đối tượng tương tự như trẻ con học chữ.
Bồ câu là hiện tượng lạ trong giới động vật bởi chúng thông minh hơn so với nhiều loài động vật khác
Nghiên cứu mới của Đại học Iowa chỉ ra rằng, chim bồ câu có khả năng học để phân biệt 128 bức ảnh thành 16 hạng mục cơ bản. Các nhà khoa học dạy chúng cách nhận biết từng thuộc tính, đặc điểm khác nhau của các giống chó hay giống ngựa. Họ bày ra những bức ảnh đen trắng không rõ nét về những con chó hay những con ngựa để kiểm tra xem chúng có thể nhận biết chính xác các kí hiệu tương ứng không.

Sau cuộc thử nghiệm, các nhà khoa học nhận định loài chim này có cách tiếp cận những kí hiệu tương tự như cách một đứa trẻ bắt đầu học chữ. Để bồ câu có thể phân biệt được 16 hạng mục khác nhau, các nhà nghiên cứu phải huấn luyện chúng trong vòng 40 ngày.

Giáo sư Edward Wasserman, nhà tâm lý học tại Đại học Iowa, người chịu trách nhiệm về cuộc thử nghiệm, cho biết: “Một người trưởng thành có thể học hỏi và phân biệt 16 hạng mục trên thế giới trong vòng một giờ đồng hồ, tuy nhiên, khả năng nhận biết của bồ câu khá chậm, phải qua 45.000 cuộc thử nghiệm chúng mới đạt được giới hạn đó".
Chim bồ câu phân biệt 16 hạng mục
Liệu rằng một đứa trẻ có thể tiếp thu nhanh hơn loài chim bồ câu? Điều đó gần như chắc chắn. Tuy nhiên, đến với các cuộc thử nghiệm, loài chim này chưa được huấn luyện. Trước đó, bồ câu không hiểu được bản chất của việc huấn luyện, cũng chưa từng trải qua các bài huấn luyện như vậy và chúng không có khả năng ngôn ngữ. Trong khi đó, tất cả những vấn đề này lại thuộc về bản năng học hỏi của con người. Do đó, việc so sánh khả năng nhận biết giữa loài chim này với đứa trẻ sơ sinh là phù hợp hơn, bởi những đứa trẻ này phải mất từ 6-9 tháng để học chữ cái đầu tiên.
Mỗi ngày huấn luyện, các nhà nghiên cứu bày ra 128 bức ảnh ngẫu nhiên và huấn luyện mỗi con bồ câu. Mỗi hình ảnh thuộc một trong 16 hạng mục như em bé, chai lọ, bánh trái, xe cộ, chó, vịt, cá, hoa, mũ, chìa khóa, bút, điện thoại, kế hoạch, giày, cây cối. Sau đó những con chim phải chạm mỏ lên một trong hai biểu tượng có màu sắc khác nhau thể hiện câu trả lời đúng hoặc sai được cài sẵn trên màn hình cảm ứng máy tính.
Sau huấn luyện, họ bày những hình ảnh đó cùng những bức ảnh thuộc hạng mục khác mà chúng chưa được huấn luyện để xem chúng có thể nhận biết các hạng mục chính xác không. Trong những con chim được kiểm tra, một con đạt độ chính xác 80%, con thứ hai đạt được độ chính xác 70% và con thứ ba đạt 65% chính xác.
Chim bồ câu nhận dạng các đối tượng giống như trẻ học chữ




Chim bồ câu Hồng xuất hiện ở Anh

Loài chim lạ xuất hiện ở Anh

Bộ lông màu hồng của một con chim bồ câu ở thành phố London khiến các nhà điểu học cảm thấy bối rối.

Con chim xuất hiện tại khu vực Ealing, thành phố London. Jean Moles, một phụ nữ ở Ealing, cảm thấy ngạc nhiên khi thấy con chim hồng trên mái nhà hàng xóm vào hôm 11/8.
Chim bồ câu có bộ lông màu hồng xuất hiện ở LONDON
"Nó đậu trên mái nhà phẳng ngay sát cửa sổ nhà tôi. Đó là một con bồ câu hồng với những sọc trắng và đầu xám. Tôi chưa bao giờ thấy một con chim như thế trong suốt 74 năm qua. Người đàn ông mang quốc tịch Pháp ở nhà bên cạnh đã chụp một bức ảnh con chim và ông ấy cũng chưa bao giờ thấy một con bồ câu có màu lông tương tự. Tôi đã cung cấp thức ăn cho nó", bà Moles nói.

Loài chim hồng duy nhất trên thế giới có tên khoa học là Nesoenas mayeri. Nhưng chúng là loại cực hiếm và phân bố ở Mauritius, nơi cách nước Anh vài nghìn km. Loài này có cánh màu xám, chứ không phải cánh màu hồng như con chim tại London.

Tim Webb, một thành viên của Hiệp hội Bảo vệ chim Hoàng gia Anh, xác nhận rằng con chim mà bà Moles thấy là bồ câu.

"Những thức ăn có hàm lượng beta carotene và canthaxanthin - những sắc tố tự nhiên vô hại - có thể thay đổi màu lông của chim. Hồng hạc có lông màu hồng vì chúng ăn tôm. Tuy nhiên, tôi cũng không loại trừ khả năng bộ lông màu hồng của con chim bồ câu là hậu quả của việc nó rơi xuống một vũng nước chứa phẩm màu. Cũng có thể ai đó đã nhuộm bộ lông của nó", Webb nói.



Bí kiếp để nấu cháo chim bồ câu ngon

Kinh nghiệm nấu cháo ngon cho bé

Để có một nồi cháo thiệt ngon cho bé các bà mẹ cần lưu ý các điều sau để cho bé có thể ăn được ngon miệng hơn bổ dưỡng hơn với món cháo chim bồ câu:
- Chọn chim bồ câu ra ràng vì các cụ nhà ta thường nói “Cau phơi tái, gái mãn tang, bồ câu ra ràng, gà mái ghẹ” mà. Bồ câu ra ràng (Mới bắt đầu đủ lông) là béo và mềm ngọt nhất rất lý tưởng cho nồi cháo ngon của bé và các mẹ nhé.
- Không cắt tiết chim như làm thịt gà, vịt vì tiết chim rất bổ.
- Không làm thịt chim bằng nước sôi mà vặt lông sống, lông chim rất dễ vặt.
- Sau khi vặt lông song phải thui để làm sạch lông và chim có mùi thơm đăc trưng nhé. Ngày xưa các cụ hay thui chim bằng rơm khô. Bằng cách này, da sẽ có màu vàng cánh gián rất bắt mắt, thịt lại rất thơm. Tuy nhiên, trừ các nhà ở quê ra, ở thành phố rất khó để kiếm được rơm để thui chim bồ câu nên các bạn có thể làm theo mẹo nấu ăn ngon của Sổ Tay Nấu Ăn là dùng xiên và nướng bồ câu trên bếp hoặc than hoa là được nhé.
- Nếu có nước dùng xương, các bạn có thể cho vào để ninh cháo cho cháo thêm béo ngậy. Tuy nhiên, nếu không có sẵn nước dùng xương, các bạn có thể cho nước lã vào ninh cũng được, xương chim sẽ tiết ra chất ngọt và các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé nhé.
- Tùy theo bé ăn được hạt cháo cỡ nào mà các mẹ lo chuẩn bị nguyên liệu nhé. Nếu bé mới ăn dặm, các mẹ có thể xay cháo đã nấu xong ra cho bé ăn. Bé lớn hơn một chút, bạn có thể vỡ gạo và đỗ xanh ra tới kích thước vừa ý trước khi ninh cháo cho bé.
- Tương tự như cách nấu cháo này, các mẹ có thể thay chim bồ câu bằng chim ngói hoặc chim cút để đổi bữa cho các bé nhé.
- Nếu các mẹ nấu cháo chim bồ câu cho người lớn ăn, thay vì lọc thịt chim ra rồi băm nhỏ, các mẹ có thể để nguyên con bồ câu cho vào ninh cùng cháo rồi xúc ra bát, rắc hành răm là các bạn đã có bát cháo chim bồ câu thơm ngon tẩm bổ rồi đấy
Cháo chim bồ câu cho các bé


Chúc các bà mẹ thành công!!!!!

Cách nấu cháo chim bồ câu - món ngon bổ dưỡng cho bé

Chim bồ câu - món ngon bổ dưỡng cho bé

Nấu ăn món ngon mỗi ngày mách các mẹ cách nấu cháo chim bồ câu  bổ dưỡng cho các bé nhé.

Thịt  chim bồ câu có tác dụng bổ can thận, kiện tì vị, ích khí huyết, khử phong giải độc. Thịt bồ câu được dùng như thuốc cho trường hợp gầy yếu suy nhược, dinh dưỡng, sức khỏe không tốt. Thịt chim bồ câu có tính bình, chứa nhiều protein, lipit, calxi, phốt pho, sắt, các loại muối khoáng, vitamin; vì vậy, thịt chim bồ câu là thực phẩm tốt cho người già, trẻ em, người ốm và đặc biệt còn tốt cho cả các sản phụ nữa. Cách nấu cháo chim bồ câu như sau:
Cháo chim bồ câu cho bé

Nguyên liệu:

Chim bồ câu ra ràng - 1 con
Gạo nếp - 0,02 kg
Gạo tẻ - 0,15 kg
Đỗ xanh - 0,02 kg
Hạt sen - 30 hạt
Nước mắm ngon - vừa đủ
Hạt nêm - vừa đủ
Hạt tiêu - 1 thìa nhỏ hạt tiêu xay
Hành khô - 3 củ
Mùi - vừa đủ
Dầu olive - 2 thìa nhỏ

Cách làm:

Bước 1: Làm thịt chim

- Bóp chết chim nếu sợ các bạn có thể   bịt mũi, hay dìm đầu chim vào trong nước, cuốn băng dính kín mũi,v.v...
- Vặt sạch lông, lông chim rất dễ vặt không cho vào nước sôi như gà mà vặt sống nhé.
- Xiên chim vào xiên cho lên bếp thui cho cháy hết lông tơ và để chim có mùi thơm.
 - Rửa sạch bẩn và lông cháy rồi mổ,  có thể dùng kéo. Cẩn thận không để đứt lòng chim sẽ phèo bẩn ra ổ bụng.  Cắt vòng quanh hậu môn rồi rạch rộng ra, chích mũi kéo cắt đứt cuống họng để rút diều.
- Bỏ tất cả lòng, diều, phổi,.v.v... Chỉ lấy mề, tim, gan, trứng, khi mổ không làm bẩn thịt chim để phần thân bồ câu không cần rửa lại nữa và giữ được chất dinh dưỡng. Làm sạch nội tâm như cách làm nội tâm gà. Mề và lòng bóp sạch bằng muối rửa nhiều lần cho sạch.
- Lọc phần thịt ở hai bên đùi và lườn chim để riêng, băm nhỏ, cắt bỏ chân chim (vì nếu cho vào nấu cháo sẽ bị hôi). Ướp với hạt tiêu, bột canh và nước mắm (một chút thôi cho thơm nhé)
Thịt chim bồ câu đã làm sẵn

Bước 2: Ninh cháo

Gạo, hạt sen, đỗ xanh vo, đãi cho sạch bụi bẩn và sạn.
Cho gạo nếp , gạo tẻ, đỗ xanh, hạt sen, xương chim  vào xoong cho nước chừng 1 lít nước vào đậy vung kín và đun nhỏ lửa cho cháo nhừ khoảng 15 phút.

Bước 3: Xào thịt chim

Trong lúc chờ cho cháo chín nhừ, các mẹ bắc chảo xào thịt chim đã ướp ở bước 1.
Cho chảo lên bếp, cho dầu olive vào,  phi thơm hành khô băm nhỏ rồi cho thịt chim vào xào chín tới
Thịt chim bồ câu sào

Bước 4: Nấu cháo

Khi cháo nhừ cho 1/2 thịt chim vào cùng nồi nấu cháo đun sôi chừng 5-7 phút nữa cho cháo ngấm thịt chim.  Để 1/2 thịt chim lúc ăn rồi cho vào bát cháo cũng được.
 Cháo chín, loại bỏ phần xương,  vớt hạt sen chín ra, giã nhỏ hoặc dầm nát rồi mới cho vào đánh tan đều cùng cháo.
 Cuối cùng nêm mắm, xơi cháo ra tô, xúc thịt chim còn lại lên trên cho đẹp mắt

Bí kiếp để cháo chim bồ câu ngon các bạn kích vào để tham khảo nấu món cháo cho bé thật ngon nhé




Làm giàu nhờ nuôi chim bồ câu Pháp

Kinh nghiệm làm giàu từ chim bồ câu Pháp

Với sự nhạy bén, sáng tạo và ham học hỏi tìm tòi trong phát triển kinh tế cộng với ý chí quyết tâm làm giàu trên chính diện tích đất vườn của gia đình, đến nay mô hình nuôi chim bồ câu của ông Đinh Văn Mẫn ở Quảng Ngãi đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể làm nhiều người ngưỡng mộ mà cũng học hỏi nuôi chim bồ câu từ ông.
trại nuôi chim Bồ câu Pháp nhà anh Mẫn
Nhiều năm gắn bó với đồng ruộng mà cuộc sống của gia đình vẫn khó khăn, đầu năm 2012 ông quyết định xây dựng chuồng trại mua 50 cặp chim bồ câu Pháp về nuôi. Thời gian đầu ông gặp không ít khó khăn do thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức về chăn nuôi, lại gặp phải dịch bệnh khiến số chim bố mẹ và chim non mới nở chết gần hết. Không nản lòng, ông đã tự học hỏi, nghiên cứu qua sách, báo và xem các mô hình nuôi chim bồ câu trên truyền hình để rút kinh nghiệm cho mình. Với 50 triệu đồng vay mượn, ông Doanh sang Hải Dương mua tiếp 100 cặp chim giống về nuôi. Chất lượng con giống tốt, bồ câu sinh trưởng và phát triển ổn định nên ông rất yên tâm. Đến nay, gia đình ông có hơn 150 cặp chim bố mẹ cung cấp trứng và con giống cho thị trường.

Ông Mẫn chia sẻ: Nhờ mô hình nuôi chim bồ câu mà kinh tế gia đình tôi ổn định, có điều kiện lo cho các con ăn học đến nơi đến chốn, mua sắm thêm vật dụng gia đình, cuộc sống tươm tất hơn. Theo ông, chim bồ câu Pháp dễ nuôi và cho lợi nhuận cao hơn các loại gia cầm khác, bởi bồ câu Pháp có sức đề kháng cao, ít mắc bệnh, thích ứng tốt với điều kiện nuôi nhốt nên không mất nhiều công chăm sóc, chi phí thấp. Yếu tố quan trọng trong xây dựng nơi nuôi chim bồ câu là phải kín gió, có mái che nhưng đủ ánh sáng và sạch sẽ. Muốn chim lớn nhanh, khỏe mạnh, không bị bệnh thì mật độ nuôi phải bảo đảm từ 6 - 8 con/m2 và phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại; tiêm thuốc phòng bệnh, thuốc bổ định kỳ; mỗi ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng và tối. Khi phát hiện chim có dấu hiệu khác lạ phải xử lý bằng thuốc cho cả đàn để hạn chế sự lây lan bệnh.

Ông còn cho biết thêm: Thức ăn cho chim bồ câu là cám tổng hợp, đỗ tương và gạo lứt để tránh bệnh về tiêu hóa. Một đôi chim bố mẹ mỗi năm đẻ từ 8 - 10 lứa, mỗi lứa đẻ hai trứng. Thời gian từ khi chim ấp đến khi chim non ra ràng là 28 ngày, đến khi xuất chuồng là 45 ngày; giá bán từ 50.000 - 60.000 đồng/con non và 400.000 đồng/đôi chim bố mẹ. Thị trường chim bồ câu thịt rất hút hàng, đầu ra ổn định. Mỗi năm gia đình ông xuất bán khoảng 4 tấn chim bồ câu, sau khi trừ chi phí còn lãi 80 triệu đồng. Bên cạnh việc nuôi chim bồ câu, ông Doanh còn trồng hơn 100 gốc thanh long ruột đỏ, 60 gốc nhãn, nuôi 20 con lợn thịt và 1 sào ao thả cá trôi, cá trắm... cho tổng thu nhập khoảng 150 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí. Đến nay, gia đình ông không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu, trở thành hộ làm kinh tế giỏi của địa phương.

Trong thời gian tới, ông tiếp tục mở rộng mô hình đồng thời sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim bồ câu cho những người có ý định phát triển kinh tế từ loại vật nuôi này.

Chúc các bạn thành công mà nhanh chóng thoát nghèo cải thiện Kinh tế nhờ vào nuôi chim bồ câu đặc biệt là bồ câu Pháp rất dể nuôi.

Bồ câu hầm Thuốc Bắc Hạt Sen - Bồi bổ cho cơ thể

Bồ câu hầm cho bà - vừa ngon vừa bổ 

Để nhanh chóng phục hồi sức khỏe, thể lực cho người mới ốm dậy, việc bồi bổ cơ thể với món chim bồ câu hầm thuốc bắc hạt sen là gợi ý tuyệt vời. Đây không chỉ đơn thuần là một món ăn bổ dưỡng mà còn là một bài thuốc duy trì sức khỏe an toàn trong Đông y.

Nếu nhà bạn có người vừa khỏi ốm nhưng cơ thể chưa phục hồi, vẫn còn mệt mỏi, yếu ớt, hãy dành thời gian chế biến món chim bồ câu hầm thuốc bắc hạt sen để bồi bổ cho người thân của mình nhé!
Bồ câu hầm thuốc bắc hạt sen
Món này tuy khá nhiều nguyên liệu nhưng hầu hết đều là những nguyên liệu dễ làm. Cách làm cũng đơn giản. Cùng vào bếp chế biến món ăn bồi bổ, chăm sóc sức khỏe cho người thân nhé!

Nguyên liệu:

- 2 con chim bồ câu

- 150g thịt nạc thăn xay

- 200g hạt sen

- 50g đậu xanh

- 50g gạo nếp

- 500g lá ngải cứu

- 200g táo tàu

- 1g kỷ tử, 50g thục

- 50g quy

- 100g ý dĩ

- Gia vị

Cách làm:

Trước tien các bạn làm các bước như hình sau:
Các bước thực hiên

- Làm sạch chim bồ câu, bỏ bộ lòng, rửa sạch. Chặt phần đầu, cổ, cánh chim bồ câu để riêng, còn lại giữ nguyên con.

- Bắc nước lên bếp, cho đầu, cổ, cánh chim bồ câu và kỷ tử, thục, quy, ý dĩ vào hầm lấy nước.

- Hạt sen rửa sạch, cho vào một nồi khác ninh mềm.

- Nhặt phần ngọn và lá ngon của ngải cứu, rửa sạch, luộc sơ rồi xào với dầu ăn và một ít gia vị.

- Cho hạt sen, nếp, đậu xanh, thịt nạc xay cùng táo tàu, thục, quy, ý dĩ, kỷ tử và lá ngải cứu vào tô trộn đều, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Món bồ câu hầm thuốc bắc
Chúc các bạn làm thành công và có món ăn vừa miệng nhé!!!


Đặc điểm của một số loại chim bồ câu

Đặc điểm của một các loại chim bồ câu

Chim bồ câu co tổ tiên là chim bồ câu núi màu lam  hiện vẫn còn sống ở nhiều vùng núi châu Âu, châu Á và Bắc Phi. Bồ câu được người đưa về nuôi đầu tiên ở Ai Cập, cách đây khoảng 5000 năm.
- Hiện nay trên thế giới có khoảng 150 loài bồ câu, gồm bồ câu thịt, bồ câu đưa thư và bồ câu làm

cảnh. Chim bồ câu nhà tuy sống trong điều kiện nuôi dưỡng song vẫn mang những đặc điểm của bồ câu núi. Chúng thích sống theo đàn, ưa làm tổ trong hang hốc, con trống có động tác gù mái. Một năm chim đẻ nhiều lứa, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau đó chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng, khoảng 17-18 ngày thì trứng nở. Chim mới nở chưa mở mắt, trên thân chỉ mới có một ít lông tơ. Chim sơ sinh không thể tự kiếm mồi được mà được nuôi bằng một thứ sữa tiết ra ở diều của chim bố mẹ, do chim bố mẹ mớm cho, gọi là "sữa bồ câu".

Bồ câu Cam

Loài chim bồ câu có bộ lông sặc sỡ màu da cam, sống khá phổ biến trên các hòn đảo nhiệt đới tại Thái Bình Dương. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loại quả cây.
Bồ Câu Cam-Green Pigeon-Stock-Dove

Bồ câu Đưa Thư

-  Là loài bồ câu bay giỏi, có thể đạt tốc độ 100km/h và bay lâu hàng trăm ki-lô-mét không nghỉ. Khi ở dưới đất chim đi lại chậm chạp và vụng về. Nếu được tập luyện, chúng có thể nhớ đường về khi cách xa chỗ ở tới 1300km.

- Lịch sử bồ câu đưa thư có từ rất lâu. Từ thời Cổ đại, người Ai Cập, La Mã, Hi Lạp đã biết dùng bồ câu để thông tin liên lạc. Ngày nay, mặc dầu các phương tiện thông tin rất phát triển và hiện đại, nhưng hàng triệu chim bồ câu vẫn được dùng làm “nhân viên bưu điện” ở nhiều nơi, thậm chí ngay ở cả các nước phát triển như Anh, Mĩ. Bồ câu đưa thư là phương tiện nhanh nhất, tiện lợi nhất khi cần chuyển tin ngắn giữa các thành phố trong một nước, trong trường hợp các phương tiện chuyên chở trên mặt đất bị ách tắc, trì trệ, hoặc trong hoàn cảnh bị bao vây trong chiến tranh.
Hình ảnh chim bồ câu đang bay

Bồ câu Lữ Hành

- Bồ câu lữ hành đã từng là loài chim di cư phổ biến nhất trên trái đất. Hàng ngàn triệu chim bồ câu lữ hành hợp thành đàn khổng lồ, bay đen kịt cả bầu trời Bắc Mĩ. Nhưng con người đã tàn sát chúng. Người ta ước tính mỗi năm có khoảng 1.200.000 con bị tiêu diệt.
Trong những năm 70 của thế kỉ 19, có hàng nghìn, hàng nghìn con người suốt ngày chỉ chăm chú làm một việc độc nhất là nạp đạn, bắn vào lũ bồ câu, rồi lại nạp đạn, bắn tiếp, thậm chí, họ còn dùng cả đại bác để tiêu diệt bồ câu.
- Những con bồ câu lữ hành cuối cùng mà nhân loại biết là hai con trống và một con mái tên là Mác-ta sống trong vườn thú Xin-xin-na-ti ở bang Ô-hai-ô (Mĩ). Mặc dù được sống trong sự chăm sóc, yêu thương nhưng hai con trống vẫn chết trước, Mác-ta sống gắng thêm được 4 năm nữa, cuối cùng cũng ra đi vào ngày mồng 1 tháng 9 năm 1914. Mác-ta chết thì loài bồ câu lữ hành cũng hoàn toàn bị xoá sổ trên trái đất.
Bồ Câu Lữ Hành-Passenger-Pigeon-Homer

Bồ câu Nâu

- Loài chim cỡ trung bình, dài khoảng 40cm. Đỉnh đầu và gáy màu trắng nhạt; da trần quanh mắt màu đỏ tím; bộ lông màu nâu tối. Phần trên lưng và hai bên cổ phớt xanh lá cây. Đuôi màu đen nhạt. Bồ câu nâu là loài định cư, số lượng không nhiều, sống ở các khu rừng nguyên sinh và thứ sinh thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Trị, Huế, Di Linh, Lâm Đồng... Mùa sinh sản từ tháng 6-7, mỗi con chỉ đẻ 1 trứng.
Bồ Câu Nâu-Pale-Capped Pigeon
Ngoài ra chúng ta con nhiều Bồ câu chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiếp


Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Chuồng nuôi bồ câu Pháp

Xây dựng chuồng trại cho chim bồ câu Pháp

Chuồng nuôi chim bồ câu Pháp theo kểu nhốt














* Trại nuôi: sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, yên tĩnh, tránh gió lùa, tránh mưa, có ánh nắng mặt trời chiếu vào đảm bảo có độ sáng nhất định.
 * Chuồng nuôi: Bao gồm các ô liên kết với nhau tạo thành một dãy chuồng nuôi nhưng giữa các ô nuôi phải có sự phân cách với nhau. Mỗi một đôi chim trống mái sinh sản được nuôi trong một ô chuồng. Kích thước của một ô chuồng tốt nhất phải đạt chiều cao: 50 cm, chiều rộng: 50 cm, chiều sâu: 60 cm. Có thể thiết kế chuồng nuôi thành nhiều tầng để sử dụng triệt để diện tích của Trang trại, (nhưng tốt nhất là thiết kế chuồng nuôi 2 tầng để thuận tiện cho việc chăm sóc và tránh ô nhiễm cũng như đảm bảo sức khỏe cho người chăn nuôi). Giữa các tầng cần có khoản trống để lấy phân (thường 15 cm là được).
 * Ổ đẻ:
- Ổ đẻ có thể làm bằng gỗ, chất dẻo,……
- Kích thước của ổ:
+ Đối với ổ chữ nhật:               Cao   10-12 cm
                                                Dài    25 cm
                                                Rộng 20 cm
+ Đối với ổ hình tròn:             Đường kính: 20-25cm
                                                Cao: 7-8 cm
- Mỗi ô chuồng nuôi cần có 2 ổ (Một ổ chính và một ổ phụ). Ổ chính được đặt lên trên cách mặt sàn khoản chừng 20-25 cm, ổ phụ đặt dưới mặt sàn. Khi chim con được nuôi trên ổ chính khoản 10-12 ngày là có thể cho xuống ổ phụ, ổ chính sẽ được vệ sinh sạch sẽ chuẩn bị cho lứa trứng tiếp theo.
- Ổ đẻ phải sạch sẽ, khô ráo, vệ sinh sau mỗi lứa.
* Máng ăn, máng uống: Mỗi ổ chuồng nuôi phải có máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung. 
 * Vệ sinh trang trại: Lấy phân, vệ sinh, phun thuốc sát trùng chuồng trại tối thiểu mỗi tháng một lần (khuyến cáo tốt nhất là 7 ngày vệ sinh một lần nhằm giảm thiểu tối đa các mầm bệnh phát sinh, đặc biệt là trong những đợt giao mùa)

Dựa theo hướng dẫn trên các bạn có thể làm cho nhà mình kểu chuồng để nuôi chim bồ câu cho tốt đạt năng xuất cao. Chúc các bạn thành công.

Kỹ thuật chăm sóc chim bồ câu Pháp

Kinh nghiêm nuôi và chăm sóc chim bồ câu Pháp


Để chim bồ câu Pháp chúng ta nuôi có thể đạt năng xuất cao như mong muốn của mọi người cần phải có một kỹ thuật chăm sóc và đúc kết những kinh nghiệm của nhiều người. Sau đây tôi xin chia sẽ kinh nghiệm mà tôi được biết cho mọi người cùng xem:
Chim bồ câu Pháp giống














1. Cho ăn

- Thời gian: 2 lần trong ngày, buổi sáng lúc 7h - 9h, buổi chiều lúc 14h -15 h, nên cho ăn vào một thời gian cố định trong ngày.
 - Định lượng: Tuỳ theo từng loại chim mà chúng ta cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau, thông thường lượng thức ăn = 1/10 – 1,2/10 trọng lượng cơ thể:
- Chim dò (2-5 tháng tuổi): 40-50g thức ăn/con/ngày:
 - Chim sinh sản: (6 tháng tuổi trở đi)?
   + Khi nuôi con: 125-130g thức ăn/đôi/ngày
   + Không nuôi con: 90-100g thức ăn/đôi/ngày
- Lượng thức ăn/đôi sinh sản/năm: 45-50kg

2. Cho uống

  - Nguồn nước uống yêu cầu phải sạch sẽ, không bị ô nhiễm. Nên dùng nước từ giếng khoan, giếng đào sâu, không được dùng nước uống lấy từ sông, kênh mương.
    - Luôn luôn đủ nước cho chim uống. Nhu cầu nước uống đối với chim bố mẹ trong giai đoạn nuôi con là rất lớn, trung bình mỗi ngày là từ 500ml – 750ml/ngày. Nếu thiếu nước, chim con sẽ chậm phát triển và suy dinh dưỡng vì bố mẹ không cung cấp đủ thức ăn cho chim con. (nên lưu ý, để chim bố mẹ sú cho chim con ăn thì đòi hỏi phải có nước mới sú đươc).
  - Nếu thời gian của bạn bận rộn, thì tốt nhất là bạn nên chọn máng uống có thể tích chứa được khoản 500ml nước. Như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian cho chim uống nước.
  - Điều quan trọng nữa là bạn tuyệt đối không được để nước dư thừa trong máng uống quá 5 ngày vì nước sẽ bị bẩn với các lý do sau: phân chim, bụi bẩn bay vào; khi chim uống nước có một ít lượng thức ăn bị trào ra máng uống. Khi không thay nước mới và vệ sinh máng uống  thì trong thời gian dài điều đó sẽ là môi trường thuận lợi để các loại bào tử, vi khuẩn sinh sôi trong máng uống mà nhất là vi khuẩn E.Coli gây bệnh tả ở bồ câu.
    Bên cạnh đó cũng có những trường hợp cần lưu ý là một số cặp bồ câu có thói quen vãi phân vào máng uống, cho nên cần lưu ý thay nước hằng ngày đối với những cặp đặc biệt đó.

3.Chăm sóc:

a) Chuẩn bị trước khi đẻ:

    - Thường chúng ta đợi đến khi chim đã đến thời kỳ đẻ mới tiến hành làm ổ cho chim, điều này không tốt. Vì vậy ta nên lót ổ đẻ cho chim càng sớm càng tốt bởi các lý do sau:
            + Thứ nhất: Lót ổ sớm sẽ tập cho chim quen dần với ổ và lên ổ.
            + Thứ hai: Tránh được tình trạng chim mái đẻ trứng dưới sàn. Một khi chim đã đẻ dưới sàn thì trứng đó xem như là bỏ và thật khó khăn để tập cho chim lên ổ đẻ.
    - Chọn ổ đẻ: có nhiều cách thức lựa chọn ổ đẻ nhưng theo kinh nghiệm thực tế, bà con tốt nhất là tự làm lấy ổ đẻ cho chim hình chữ nhật với kích thước: cao 10-12 cm, rộng 20 cm, dài 25cm (nguyên liệu dễ tìm nhất đó là làm bằng gỗ).
         + Phần lớn bà con dùng ổ đẻ sẵng có là những rổ bằng nhựa (tròn hoặc chữ nhật). Với những loại ổ đẻ này, khi lót rơm vào ổ, chắc chắn chim sẽ làm rơi vãi ra ngoài ổ, nguyên nhân: Chim có tập tính máy ổ trước khi đẻ, cho nên đối với rổ bằng nhựa, việc máy ổ sẽ rất khó khăn, rơm sẽ bồng bềnh lên chứ không xếp xuống được, và đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chim rỉa rơm vãi ra ngoài tổ.
           + Nếu bà con lựa chọn phương án lót một ít bìa giấy vào ổ thì dễ dẫn đến tình trạng trứng thiếu nhiệt độ và tỷ lệ trứng vỡ rất cao.
           + Nếu bà con đã đầu tư rổ nhựa làm ổ đẻ rồi thì bà con làm theo cách sau đây để giảm thiểu tối đa việc vãi rơm ra khổi tổ: Bà con dùng rơm cọng dài, đan theo kiểu tóc đuôi sam (thắt rít) sao cho độ dài bằng với độ rộng bên trong của ổ đẻ và đường kính (to) khoản từ 2-3cm và tạo thành một vòng rơm. Sau đó bà con lót rơm vào ổ rồi tiến hành lấy vòng rơm đặt lên trên đồng thời ấn nhẹ xuống là được.

b) Thời kỳ đẻ và ấp trứng:

    - Khi chim đẻ lứa trứng đầu tiên, bà con đẻ cho chim bố mẹ ấp khoản 5 ngày là tiến hành bỏ đi để chim đẻ lại lứa trứng tiếp theo. Vì lứa trứng đầu tiên 80% là trứng nhỏ hoặc không thụ tinh nên cần bỏ đi để thứ nhất tiết kiệm chi phí, thứ hai là tạo kích thích mắng đẻ ở chim.
    - Chim đẻ 2 trứng cách nhau từ 1-2 ngày. Khi chim đẻ trứng thứ nhất, bà con tiến hành ghi chép lại ngày đẻ để tiện theo dõi trứng, soi trứng và canh chừng ngày trứng nở.
    VD: Chim bắt đầu đẻ trứng thứ nhất vào ngày 2/5 dương lịch, bà con ghi chép như sau:
2/5 – 10/5 – 20/5
            + Ngày 2/5 là ngày đẻ
            + Ngày 10/5 là ngày soi trứng.
            + Ngày 20/5 là ngày xem chừng trứng sẽ nở.
    - Khi chim ấp trứng, bà con nên hạn chế việc lấy trứng ra khỏi ổ, chỉ khi nào cần soi trứng mới lấy ra thôi. Đang ấp trứng, không nên thay rơm mới vào ổ, chim sẽ bỏ trứng không ấp.
    - Để cho chim ấp trứng một cách có hiệu quả, bà con không gây tiếng ồn quá lớn, chó – mèo không nên cho vào chuồng.

c) Soi trứng:

    - Chim ấp trứng khoản 8 ngày là bà con có thể soi trứng đẻ xem trứng có nên hay không.
               + Trứng nên: khi soi bằng đèn pin vào trứng ta sẽ thấy phôi trứng hình thành có màu sẫm kết chặc với vỏ trứng, thấy đường gân máu xuất hiện. Nhìn bên ngoài vỏ trứng lán mịn và có màu hơi sẫm.
            + Trứng hư: Khi soi đèn pin vào không thấy dấu hiệu phôi, gân máu, mà chỉ thấy lòng đỏ của trứng. Võ trứng bên ngoài trong giống như trứng mới đẻ.
Đó là đối với trứng không được thụ tinh. Nhưng gặp trường hợp trứng thụ tinh (có cồ) mà vẫn hư (gọi là chết phôi) thì khi soi ta thấy phôi thai không gắn kết với vỏ trứng mà trộn lẫn với tròng trắng của trứng, xoay quả trứng ta thấy phôi chết chạy tròn theo, lắc lắc quả trứng ta sẽ nghe được âm thanh ột ột của trứng.
    - Việc soi trứng hết sức quan trọng. Biết được trứng hư, ta loại bỏ ngay để cho chim mẹ chóng đẻ lại (nếu trứng hư mà ta không soi để loại bỏ thì chim bố mẹ sẽ ấp cho đến khoản 20 ngày rồi tự bỏ trứng thì điều đó sẽ làm lãng phí thức ăn của 12 ngày)

d) Canh chừng trứng nở:

    - Thông thường khi nhiệt độ ấp ổn định thì khoản 18 ngày chim sẽ nở trứng thứ nhất, trứng thứ 2 sẽ nở cách trứng thứ nhất từ 1-2 ngày, hoặc nhiệt độ không ổn định thì ngày trứng nở sẽ giao động trong khoản từ 17-20 ngày.
    - Khi đã nở trứng thứ nhất, trứng thứ hai sẽ nở sau. Cần phải lưu ý một điều là trứng thứ hai sẽ gặp phải những khó khăn khi nở, đó là:
            + Vỏ của trứng thứ nhất sau khi nở sẽ ụp vào trứng thứ hai, làm cho chim non trong trứng thứ hai khó tách vỏ chui ra ngoài, điều này sẽ dẫn đến chim con bị chết ngạt. (báo với bà con một tin vui là xác suất của trường hợp này là rất thấp)
            Biện pháp hạn chế: Sau khi trứng thứ nhất đã nở, bà con đánh dấu theo dõi, nếu sau 2 ngày mà trứng thứ hai không tách vỏ ra ngoài (trong trường hợp là chim non đã ghảy mỏ trứng) thì bà con hoàn toàn có thể phụ tách vỏ trứng cho chim non ra ngoài. Còn nếu như trứng thứ hai không thấy ghảy mỏ trứng thì được xem như là hoàn toàn đã chết (chết phôi trong trứng).
Nên lưu ý rằng, chỉ sau 2 ngày tính từ trứng thứ nhất nở thì việc phụ bóc vỏ cho trứng thứ hai mới thành công, nếu bóc sớm dù chỉ 1 ngày thôi thì coi như là không thành công, chim non sẽ chết.
            + Nhiệt độ tăng lên đột ngột (đặc biệt là trong mùa nắng nóng) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chim non còn trong trứng thứ 2. Mặc dù đã khảy mỏ trứng, nhưng nhiệt độ tăng cao cũng làm cho chim non trong trứng thứ hai chết ngạt.
            Biện pháp hạn chế: tương tự như biện pháp trên.
            + Yếu phôi do thiếu dinh dưỡng, chim non không đủ mạnh để bóc tách vỏ trứng ra ngoài.
            Biện pháp hạn chế: cung cấp thêm các dưỡng chất khác như muối khoáng, vitamin, khoáng vi lượng, sỏi. Đặc biệt là vào mùa nắng nóng, bà con bổ sung vitmin C, K, các vitamin điện giải cho chim.

e) Ghép trứng, ghép con:

    - Không phải lúc nào 2 trứng sau khi ấp đều nở 2 con như ta mong đợi. Có ổ thì 2 trứng mà chỉ có một trứng nên, có ổ thì 2 trứng đều có phôi nhưng khi nở thì chỉ được có một con thôi. Nếu ta cứ để chim bố mẹ ấp trứng một hoặc nuôi con một thì sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy bà con cần phải tiến hành ghép trứng, ghép con ngay khi có thể
            + Ghép trứng: 2 trứng ở hai ổ khác nhau được ghép với nhau về một ổ thì điều kiện là 2 trứng đó đẻ cách nhau từ 1-2 ngày.
            + Ghép con: 2 con ở hai ổ khác nhau được ghép với nhau về một ổ thì điều kiện là 2 con đó nở cách nhau từ 1-3 ngày.
    - Cũng có thể bà con ghép tối đa được 3 trứng hoặc tối đa ghép được 3 con. Nhưng thể trạng của chim con lớn lên sẽ không được tốt, tùy theo nhu cầu mà bà con có thể áp dụng hình thức này.
            + Nếu chim con chỉ để bán ra ràng thì bà con có thể ghép được.
            + Nếu chủ định để giống, bán giống thì không nên áp dụng.
           
            * Chú ý: riêng đối với việc ghép 3 trứng về 1 ổ cho ấp thì theo kinh nghiệm thực tế Đoàn Vũ tôi khuyến cáo bà con không nên áp dụng vì xác suất thành công rất là thấp. Tốt nhất bà con chỉ nên ghép 2 trứng thôi, còn ghép con thì bà con hoàn toàn có thể ghép được tối đa 3 con về 1 ổ để nuôi.

f) Tách chim con xuống ổ phụ:

    Sau khi chim non đã nở được khoản 10-14 ngày tuổi, bà con tiến hành tách chim non xuống ổ phụ, thay rơm mới ổ chính để chuẩn bị cho lứa đẻ tiếp theo.
Ý nghĩa của việc tách chim non xuống ổ phụ: việc tách chim non xuống ổ phụ, ổ chính hoàn toàn trống sẽ kích thích chim mái đẻ lại trong thời gian sớm nhất.

g) Vệ sinh ổ đẻ:

    Sau mỗi lứa chim non, khi tách xuống ổ phụ, bà con tiến hành vệ sinh ổ đẻ và thay rơm mới lại. Việc vệ sinh ổ đẻ sẽ tránh sự tích tụ phân trong ổ vì đó là nơi lý tưởng cho ký sinh trùng, vi khuẩn và virus gây bệnh ở chim, đặc biệt là bệnh đậu trái vào thời kỳ giao mùa. Bên cạnh đó cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ ổ phụ sau mỗi lứa chim con.

h) Tách chim con ra khỏi mẹ:

    * Đối với chim non bán ra ràng: tùy theo khả năng nuôi con của chim bố mẹ, tùy theo thể trạng của chim non và tùy theo nhu cầu của thị trường mà bà con có thể bán chim thịt trong khoản thời gian từ 15-20 ngày sau khi nở.
    * Đối với chim non để giống:
    - Sau khoản thời gian chim non được bố mẹ nuôi từ 28-30 ngày thì chim non có dấu hiệu bắt đầu theo mẹ thò đầu ra ngoài máng ăn. Để chim non tập ăn với mẹ khoảng  3-5 ngày là bà con có thể tách ra khỏi mẹ và cho vào lồng nuôi riêng biệt giành cho chim hậu bị.
    - Vì chim non mới tập ăn, bà con cần lưu ý chế độ ăn hợp lý để chim non phát triển khỏe mạnh và giảm thiểu các bệnh có thể sảy ra.
            + Chế độ ăn: chọn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, bổ sung Vitamin, khoáng vi lượng, men tiêu hóa vào nước uống để chống mềm xương, trợ giúp tiêu hoá và chống các bệnh khác.
            + Chế độ chăm sóc: thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của chim, khi phát hiện thấy dấu hiệu chim non không được lanh lợi, đứng một chổ rù đầu, xệ cánh, không chịu ăn, thì bà con tiến hành ngay việc tách riêng ra để chăm sóc và điều trị.



Bệnh nấm ở chim bồ câu

Chim bồ câu mắc bệnh nấm đường tiêu hóa

Nấm mọc trong miệng













Nguyên nhân:

      Khi có vấn đề bệnh tật đối với bồ câu, điều đầu tiên người nuôi luôn cho là dấu hiệu của những vấn đề phổ biến hơn như bạch hầu, cầu trùng, nhiễm giun, phó thương hàn, hô hấp, Virus Adeno hoặc E-Coli. Nhiều người sẽ nhanh chóng sử dụng kháng sinh. Điều này có thể tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột ruột khỏe mạnh, tăng cơ hội cho vi trùng xấu. Khi sử dụng kháng sinh quá liều có thể gây ra một tình trạng có tên là Candida, một dạng nhiễm trùng men ở diều và ruột.

Triệu chứng:

-     Đốm trắng nhỏ trong cổ họng (thường bị nhầm lẫn với bệnh bạch hầu)
-     Ăn kém
-     Giảm cân
-     Diều đầy nước
-     Thường xuyên nôn mửa, có mùi rất hôi
-     Sút lông ở chim trưởng thành

Phòng bệnh:

-     Vệ sinh chuồng nuôi.
-     Tránh quá tải trong căn cứ dẫn tới bồ câu bị căng thẳng.
-     Sử dụng kháng sinh 1 cách hiệu quả, chính xác.

Điều trị:

Sử dụng các loại men tiêu hóa, chất điện giải để giảm căng thẳng cho chim.

Chúc các bạn thành công!!

Bệnh giun ở bồ câu Pháp

BỆNH GIUN ĐŨA Ở BỒ CÂU PHÁP

Bệnh phân bố hầu hết trên tất cả các khu vực trên thế giới
Bệnh ở chim bồ câu

1. Nguyên nhân:

Giun đũa Ascallidia columbae (Gmelin, 1970) là tác nhân gây bệnh giun đũa ở bồ câu.
Vật chủ: Bồ câu
Đặc điểm sinh học
- Nơi ký sinh: diều, ruột non, đôi khi ở thực quản.
- Hình thái: giun cái dài 20-95mm. Giun đực dài 50-70mm, có hai gai giáp hợp không dài bằng nhau: 1,2-1,9mm.
- Vòng đời: giun phát triển trực tiếp, không có vật chủ trung gian, giun cái ký sinh ở ruột non, đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gặp các điều kiện thích hợp (có oxy, ẩm độ, nhiệt độ từ 15-300C) có sẽ phát triển thành ấu trùng trong trứng, gọi là trứng cảm nhiễm. Chim ăn phải trứng cảm nhiễm, trứng vào dạ dày tuyến và ruột non của chim sẻ nở thành ấu trùng. ấu trùng qua niêm mạc di chuyển lên gan, phổi, sau lại trở về ruột, phát triển thành giun trưởng thành. Từ trước cảm nhiễm phát triển thành giun trưởng thành, thời gian cần 37 ngày.
Tác hại của giun:
Giun ký sinh ở ruột non, chiếm đoạt chất dinh dưỡng làm cho chim gà còm, giảm tăng trọng. Khi số lượng nhiều, giun sẽ di chuyển gây tổn thương niêm mạc và gây tắc ruột. ấu trùng của gin khi di chuyển lên phổi và gan sẽ gây tổn thương ở đó và gây ra viêm nhiễm.

2. Điều trị

Có thể tẩy giun bằng một trong hai hoá dược sau:
- Piperazin adipinat: Dùng liều 0,30g/kg thể trọng trộn với thức ăn cho chim ăn. Sau khi dùng thuốc, giun sẽ ra ngoài sau 3-5 giờ.
- Mebendazol: Dùng liều 0,10g/kg thể trọng; chia 2 lần trộn với thức ăn cho chim ăn. Giun sẽ ra khỏi ruột 4-6 giờ sau khi tẩy.

3. Phòng bệnh:

- Tẩy định kỳ cho toàn đàn chim: 4-6 tháng/lần bằng piperazin.
- Thực hiện vệ sinh chuồng trại và môi trường sống của chim.

BỆNH GIUN Ở DIỀU

1. Nguyên nhân

Tác nhân gây bệnh Epomidiostomum uncinatum (Lundhal, 1841).
Vật chủ: Bồ câu, vịt, ngỗng
Đặc điểm sinh học
- Vị trí ký sinh: niêm mạc của diều.
- Hình thái: Giun đực: 6,5-7,3mm x 150 micromet. Gai giao hợp dài 120-190 micromet. Giun cái 2,0-11,5mm x 230-240 micromet. Đuôi dài 140-170 micromet. Trứng: 74-90x45-50 micromet.
- Vòng đời: Giun phát triển trực tiếp không có vật chủ trung gian. Trứng ra ngoài tự nhiên phát triển thành ấu trùng giai đoạn III sau khi nở 4 ngày, có thể cảm nhiễm cho bồ câu.
Tác hại: Giun ký sinh gây ra tổn thương ở diều của chim, có thể gây viêm diều do nhiễm khuẩn thứ phát.

2. Điều trị

Tẩy giun bằng piperazin adipinat: Liều dùng 0,3g/kg thể trọng: trộn thuốc với thức ăn hoặc cho uống trực tiếp.

3. Phòng bệnh

Quy trình phòng bệnh giống như phòng bệnh giun đũa.

GIUN MẮT BỒ CÂU 

1. Nguyên nhân

Tác nhân gây bệnh làm giun Oxyspirura mansoni (Cobvold 1879)
Vật chủ: Bồ câu, gà, vịt, gà tây, chim cút, gà tiên.
Đặc điểm sinh học
- Vị trí ký sinh: Kết mạc mắt.
- Hình thái: giun đực có kích thước: dài 8,2-16mm, rộng 350 micromet. Gai giao hợp 3-4,5mm. Giun cái có kích thước: dài 12-20mm; rộng 270-430 micromet. Trứng 50-65 x 45 micromet.
- Vòng đời: Giun có vật chủ trung gian là bọ hung Pycnoscelus, surinamensis. Giun cái sống ở kết mạc mắt, đẻ trứng, trứng theo các giọt nước mắt rơi vào môi trường tự nhiên. Bọ hung ăn phải trứng, trứng sẽ phát triển nhanh ấu trùng sau 50 ngày. Chim ăn phải ấu trùng từ bọ hung, sẽ bị nhiễm giun.
Tác hại
Giun ký sinh gây các tổn thương ở kết mạc mắt, gây viêm nhiễm. Nếu có nhiễm khuẩn thì những kết mạc có thể viêm mủ, làm hỏng mắt chim.

2. Điều trị

Dùng dung? dịch tetramisol (2-5%) nhỏ thẳng vào mắt chim. Giun sẽ chui ra khỏi mắt. Cũng có thể dùng kẹp nhỏ lấy giun từ mắt chim.

3. Phòng bệnh

- Kiểm tra phát hiện chim nhiễm giun để điều trị.
- Thực hiện vệ sinh phòng bệnh chuồng trại và môi trường sống của chim.

BỆNH GIUN TÓC (CAPILLARIOSIS)

1. Nguyên nhân

Giun tóc Capillaria obsignata (Madsen 1943)
Vật chủ: Bồ câu, gà, gà tây, ngỗng, gà sao, cút.
Đặc điểm sinh học
- Vị trí ký sinh: Ruột non, mạch tràng.
- Hình thái: Giun đực có kích thước dài 7-13x49mm; rộng 49-53 micromet. Gai giao hợp dài 1,1-1,5 micromet. Giun cái: dài 10-18mm; rộng 80 micromet. Trứng: 44-46x22-29 micromet. Giun có hai phần: phần đầu nhỏ dài khoảng 1/3 cơ thể chui vào niêm mạc của ruột; phần thân còn lại ở ruột của vật chủ.
- Vòng đời: Giun phát triển trực tiếp, không có vật chủ trung gian. ấu trùng phát triển trong trứng khoảng 13 ngày. Chim ăn trứng cảm nhiễm, trứng vào ruột nở ra ấu trùng. ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành khoảng 18-21 ngày.
Tác hại
Trong? quá trình ký sinh, giun chui đầu vào niêm mạc ruột gây tổn thương và viêm ruột do nhiễm khuẩn thứ phát.

2. Điều trị

Tẩy giun bằng piperazin adipinat: Liều dùng 0,3g/kg thể trọng; trộn với thức ăn hoặc cho uống trực tiếp.

3. Phòng bệnh

Thực hiện như phòng bệnh giun đũa, giun diều chim.

Các bệnh thường gặp ở bồ câu

MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CHIM BỒ CÂU  

Quan trọng nhất trong việc chữa trị bệnh cho bồ câu là khâu CHẨN ĐOÁN. Chẩn đoán đúng thì việc chữa trị sẽ hiệu quả, nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian & tiền bạc. Để có thể hỗ trợ những người bắt đầu nuôi bồ câu, sau đây tôi xin giới thiêu cho các bạn một số bệnh thường gặp ở chim bồ câu mà thường xuyên bị

1. Loét miệng, bạch hầu - Canker, Trichomoniasis Canker.

Loét miệng ở chim bồ câu

Nguyên nhân:

Đây là bệnh phổ biến nhất do khuẩn Trichomonas. Là vi sinh vật đơn bào có hình roi, vì vậy nó rất cơ động. Nó có thể lây nhiễm từ 1 con bồ câu này sang con khác qua nước uống, từ chim cha mẹ sang chim con khi chúng mớm thức ăn. Thường chim con dễ bị hơn.

Triệu chứng:

-         Giảm hoạt động, lặp đi lặp lại động tác nuốt.
-         Xù lông, giảm cân, tăng lượng nước uống, tiêu chảy.
-         Các mảng màu vàng được tìm thấy trong vòm họng, miệng.
-         Trong giai đoạn khởi phát thường có mùi hôi.

Phòng chống:

-         Kiểm soát căng thẳng ở bồ câu bằng các loại thuốc giảm stress.
-         Duy trì cung cấp thực phẩm, vệ sinh máng ăn, uống thường xuyên.
-         Cách ly chim bệnh.

Điều trị:

Sử dụng các loại thuốc điều trị như:
-         Ronidazole (Ridzol)(DAC)
-         Metronidazole (Flagyl) (DAC)
-         B.S. (Belgica-DeWeerd)
-         Ronidazole 10% (Pantex)
-         Ronidazole 40 (Pantex)
-         5% Cure (Travipharma)

Trong điều kiện không kịp mua các loại thuốc thú y có thể mua thuốc Tây (sử dụng cho người tại các nhà thuốc): Metronidazole 250mg.
Liều dùng: Mỗi lần nửa viên, ngày 2 lần, sử dụng liên tục trong 3 ngày.

2. Cầu trùng - Coccidiosis.

Cầu trùng ở chim bồ câu
Nguyên nhân:

Đây là bệnh gây ra bởi sinh vật đơn bào, rất phổ biến & lây nhiễm cao, ảnh hưởng mạnh đến sức khỏe chiến binh. Chim trưởng thành bị nhiễm bệnh khi uống nước không sạch hoặc tiếp xúc với phân ẩm. Nhưng hầu hết chúng đã phát triển khả năng miễn dịch sẽ vẫn khỏe mạnh khi nhiễm bệnh.
Triệu chứng:

-         Chim bỏ ăn uống.
-         Giảm cân, tiêu chảy phân xanh.
-         Luời di chuyển. đậu trên sào & nhắm mắt.
Phòng chống:

-         Sử dụng các loại thuốc diệt khuẩn, nấm.
-         Giữ căn cứ sạch & khô.
-         Không để thức ăn tiếp xúc với phân & các loại động vật gặm nhấm, vệ sinh khử trùng máng ăn, uống. Không để bồ câu uống nước ở máng xối, vũng bùn.
-         Cách ly chim bệnh.
-         Hàng tuần khử trùng giỏ đựng gửi bồ câu.
Điều trị:

Sử dụng các loại thuốc điều trị như:
-         Multi-Mix (Global)
-         Dacoxine 4 in 1 (DAC)
-         Trimethoprim/Sulfa (DAC)
-         Coccimix (Pantex)
-         Cocci-Geel (Pantex)
-         Cocci-Mix 1 (Travipharma)

Trong điều kiện không kịp mua các loại thuốc thú y có thể mua thuốc Tây (sử dụng cho người tại các nhà thuốc): Cotriseptol 480.

Liều dùng: Mỗi lần nửa viên, ngày 2 lần, sử dụng liên tục trong 3 – 5 ngày

3. Viêm xưng 1 mắt - One-eyed Cold.

Viên xưng 1 mắt ở chim bồ câu

Nguyên nhân:

Thường bị nhầm lẫn với sự khởi đầu của mycoplasmosis (Mycoplasmosis là một thuật ngữ chung cho các bệnh truyền nhiễm gây ra bởi các vi sinh vật được gọi là vi khuẩn Mycoplasma). Bệnh viêm một mắt thường do mắt bị thương do chim đánh nhau hoặc bị thương vật lý ảnh hưởng đến mắt. Cũng có thể được gây ra bởi thông gió không đúng, bụi hoặc ẩm ướt trong căn cứ.

Triệu chứng:

Phổ biến nhất là dịch nhầy tiết ra ờ 1 bên mắt, đôi khi bị cả 2 mắt. Tùy vào mức độ nhiễm trùng, bồ câu có thể nhắm chặt 1 bên mắt.

Phòng chống:

-         Duy trì thông gió thích hợp.
-         Giữ vệ sinh căn cứ thông thoáng, sạch sẽ.
-         Không nên nuôi quá nhiều bồ câu trong diện tích chật hẹp.

Điều trị:

Sử dụng các loại thuốc điều trị như: Bio-gentadrop

Trong điều kiện không kịp mua các loại thuốc thú y có thể mua thuốc Tây (sử dụng cho người tại các nhà thuốc): thuốc mỡ tra mắt Tetracyclin 1%, Dexacol. Sử dụng thuốc tra kết hợp các loại thuốc uống kháng viêm, kháng khuẩn như Dorogyne, Alfachim 4.2mg (Chymotrypsin).
Liều dùng: Mỗi lần 1 viên, ngày 2 lần, sử dụng liên tục trong 2 ngày (hoặc đến khi mắt hết viêm xưng)

4. Phó thương hàn - Salmonellosis.

Thương hàn ở chim bồ câu

Nguyên nhân:

Đây là 1 bệnh khá phổ biến được gây ra bởi một loại vi khuẩn gram âm hình roi. Nó có thể lây nhiễm trong căn cứ thông qua bồ câu bị nhiễm bệnh, động vật gặm nhấm, do hít phải bụi bị nhiễm, trên đế giày chủ chim, gián, hoặc thông qua tiếp xúc với chim bồ câu hoang dã. Thường thì một con chim trưởng thành đã vượt qua căn bệnh này vẫn còn là một nguồn lây nhiễm và tiếp tục thải phân bị nhiễm bệnh.

Triệu chứng:

-         Sụt cân nhanh
-         Phân lỏng, màu xanh
-         Sưng các khớp chân hoặc bàn chân
-         "Cổ xoắn" hội chứng thường thấy ở bệnh PMV (Paramyxovirus)
-         Chim con thường thở dốc, chết sau khi nở 2tuần
-         Trứng chết

Phòng chống:

-         Vệ sinh kỹ khu vực nuôi.
-         Thường xuyên làm sạch máng và uống.
-         Ngăn ngừa tiếp xúc với động vật gặm nhấm, gián và các loài chim hoang dã.
-         Duy trì một mức độ pH acid của căn cứ dưới 4,0 thông qua việc sử dụng các chất khử trùng như Nolvasan hoặc phụ gia tương tự cho nước uống, giúp duy trì môi trường acid trong phân.
-         Thường xuyên tiêm chủng chống lại vi khuẩn Salmonella

Điều trị:

Sử dụng các loại thuốc điều trị như:
-         Vime - Apracin
-         Vimenro
-         Norflox 20 

Trong điều kiện không kịp mua các loại thuốc thú y có thể mua thuốc Tây (sử dụng cho người tại các nhà thuốc): Intasnor 400, Loravax.
Liều dùng: Mỗi lần nửa viên, ngày 2 lần, sử dụng liên tục trong 3 ngày.

5. Đậu, trái - Pigeon Pox.

Đậu trái ở chim bồ câu

Nguyên nhân:

Bệnh đậu (trái) do một loại virus thuộc nhóm Avipox gây ra. Bệnh lây truyền do bồ câu bị muỗi, côn trùng cắn.

Triệu chứng:

Khi chim bồ câu không có đề kháng bị côn trùng cắn, virus xâm nhập vào máu của chim. Trong vòng 5-7 ngày, những tổn thương nhỏ màu trắng giống như mụn cóc xuất hiện trên đầu, chân và các khu vực mỏ, mắt. Những nốt nhỏ có thể phát triển trở thành nốt lớn màu vàng, nếu loại bỏ, có thể rỉ máu. Theo thời gian, những mụn này sẽ khô và rụng đi khi chim đủ đề kháng.

Phòng chống:

-         Vệ sinh kỹ khu vực nuôi, kiểm soát ruồi, muỗi.
-         Tiêm ngừa cho bồ câu.

Điều trị:

-         Sử dụng vacxin đậu cho chim.

Trong điều kiện không kịp mua các loại thuốc thú y có thể mua thuốc Tây (sử dụng cho người tại các nhà thuốc): Thuốc sát trùng vết thương như: thuốc mỡ mắt Tetracyclin 1%, thuốc xanh Methylen, Betadyne. Thuốc uống: Lincomycin 500mg, Stadexmin.
Liều dùng: Mỗi lần nửa viên, ngày 2 lần, sử dụng liên tục trong 3 ngày.

Ngoài ra còn một số bệnh khác: (Kích để tham khảo)