Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Đặc điểm của một số loại chim bồ câu

Đặc điểm của một các loại chim bồ câu

Chim bồ câu co tổ tiên là chim bồ câu núi màu lam  hiện vẫn còn sống ở nhiều vùng núi châu Âu, châu Á và Bắc Phi. Bồ câu được người đưa về nuôi đầu tiên ở Ai Cập, cách đây khoảng 5000 năm.
- Hiện nay trên thế giới có khoảng 150 loài bồ câu, gồm bồ câu thịt, bồ câu đưa thư và bồ câu làm

cảnh. Chim bồ câu nhà tuy sống trong điều kiện nuôi dưỡng song vẫn mang những đặc điểm của bồ câu núi. Chúng thích sống theo đàn, ưa làm tổ trong hang hốc, con trống có động tác gù mái. Một năm chim đẻ nhiều lứa, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau đó chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng, khoảng 17-18 ngày thì trứng nở. Chim mới nở chưa mở mắt, trên thân chỉ mới có một ít lông tơ. Chim sơ sinh không thể tự kiếm mồi được mà được nuôi bằng một thứ sữa tiết ra ở diều của chim bố mẹ, do chim bố mẹ mớm cho, gọi là "sữa bồ câu".

Bồ câu Cam

Loài chim bồ câu có bộ lông sặc sỡ màu da cam, sống khá phổ biến trên các hòn đảo nhiệt đới tại Thái Bình Dương. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loại quả cây.
Bồ Câu Cam-Green Pigeon-Stock-Dove

Bồ câu Đưa Thư

-  Là loài bồ câu bay giỏi, có thể đạt tốc độ 100km/h và bay lâu hàng trăm ki-lô-mét không nghỉ. Khi ở dưới đất chim đi lại chậm chạp và vụng về. Nếu được tập luyện, chúng có thể nhớ đường về khi cách xa chỗ ở tới 1300km.

- Lịch sử bồ câu đưa thư có từ rất lâu. Từ thời Cổ đại, người Ai Cập, La Mã, Hi Lạp đã biết dùng bồ câu để thông tin liên lạc. Ngày nay, mặc dầu các phương tiện thông tin rất phát triển và hiện đại, nhưng hàng triệu chim bồ câu vẫn được dùng làm “nhân viên bưu điện” ở nhiều nơi, thậm chí ngay ở cả các nước phát triển như Anh, Mĩ. Bồ câu đưa thư là phương tiện nhanh nhất, tiện lợi nhất khi cần chuyển tin ngắn giữa các thành phố trong một nước, trong trường hợp các phương tiện chuyên chở trên mặt đất bị ách tắc, trì trệ, hoặc trong hoàn cảnh bị bao vây trong chiến tranh.
Hình ảnh chim bồ câu đang bay

Bồ câu Lữ Hành

- Bồ câu lữ hành đã từng là loài chim di cư phổ biến nhất trên trái đất. Hàng ngàn triệu chim bồ câu lữ hành hợp thành đàn khổng lồ, bay đen kịt cả bầu trời Bắc Mĩ. Nhưng con người đã tàn sát chúng. Người ta ước tính mỗi năm có khoảng 1.200.000 con bị tiêu diệt.
Trong những năm 70 của thế kỉ 19, có hàng nghìn, hàng nghìn con người suốt ngày chỉ chăm chú làm một việc độc nhất là nạp đạn, bắn vào lũ bồ câu, rồi lại nạp đạn, bắn tiếp, thậm chí, họ còn dùng cả đại bác để tiêu diệt bồ câu.
- Những con bồ câu lữ hành cuối cùng mà nhân loại biết là hai con trống và một con mái tên là Mác-ta sống trong vườn thú Xin-xin-na-ti ở bang Ô-hai-ô (Mĩ). Mặc dù được sống trong sự chăm sóc, yêu thương nhưng hai con trống vẫn chết trước, Mác-ta sống gắng thêm được 4 năm nữa, cuối cùng cũng ra đi vào ngày mồng 1 tháng 9 năm 1914. Mác-ta chết thì loài bồ câu lữ hành cũng hoàn toàn bị xoá sổ trên trái đất.
Bồ Câu Lữ Hành-Passenger-Pigeon-Homer

Bồ câu Nâu

- Loài chim cỡ trung bình, dài khoảng 40cm. Đỉnh đầu và gáy màu trắng nhạt; da trần quanh mắt màu đỏ tím; bộ lông màu nâu tối. Phần trên lưng và hai bên cổ phớt xanh lá cây. Đuôi màu đen nhạt. Bồ câu nâu là loài định cư, số lượng không nhiều, sống ở các khu rừng nguyên sinh và thứ sinh thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Trị, Huế, Di Linh, Lâm Đồng... Mùa sinh sản từ tháng 6-7, mỗi con chỉ đẻ 1 trứng.
Bồ Câu Nâu-Pale-Capped Pigeon
Ngoài ra chúng ta con nhiều Bồ câu chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiếp


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét