Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Kỹ thuật chăm sóc chim bồ câu Pháp

Kinh nghiêm nuôi và chăm sóc chim bồ câu Pháp


Để chim bồ câu Pháp chúng ta nuôi có thể đạt năng xuất cao như mong muốn của mọi người cần phải có một kỹ thuật chăm sóc và đúc kết những kinh nghiệm của nhiều người. Sau đây tôi xin chia sẽ kinh nghiệm mà tôi được biết cho mọi người cùng xem:
Chim bồ câu Pháp giống














1. Cho ăn

- Thời gian: 2 lần trong ngày, buổi sáng lúc 7h - 9h, buổi chiều lúc 14h -15 h, nên cho ăn vào một thời gian cố định trong ngày.
 - Định lượng: Tuỳ theo từng loại chim mà chúng ta cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau, thông thường lượng thức ăn = 1/10 – 1,2/10 trọng lượng cơ thể:
- Chim dò (2-5 tháng tuổi): 40-50g thức ăn/con/ngày:
 - Chim sinh sản: (6 tháng tuổi trở đi)?
   + Khi nuôi con: 125-130g thức ăn/đôi/ngày
   + Không nuôi con: 90-100g thức ăn/đôi/ngày
- Lượng thức ăn/đôi sinh sản/năm: 45-50kg

2. Cho uống

  - Nguồn nước uống yêu cầu phải sạch sẽ, không bị ô nhiễm. Nên dùng nước từ giếng khoan, giếng đào sâu, không được dùng nước uống lấy từ sông, kênh mương.
    - Luôn luôn đủ nước cho chim uống. Nhu cầu nước uống đối với chim bố mẹ trong giai đoạn nuôi con là rất lớn, trung bình mỗi ngày là từ 500ml – 750ml/ngày. Nếu thiếu nước, chim con sẽ chậm phát triển và suy dinh dưỡng vì bố mẹ không cung cấp đủ thức ăn cho chim con. (nên lưu ý, để chim bố mẹ sú cho chim con ăn thì đòi hỏi phải có nước mới sú đươc).
  - Nếu thời gian của bạn bận rộn, thì tốt nhất là bạn nên chọn máng uống có thể tích chứa được khoản 500ml nước. Như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian cho chim uống nước.
  - Điều quan trọng nữa là bạn tuyệt đối không được để nước dư thừa trong máng uống quá 5 ngày vì nước sẽ bị bẩn với các lý do sau: phân chim, bụi bẩn bay vào; khi chim uống nước có một ít lượng thức ăn bị trào ra máng uống. Khi không thay nước mới và vệ sinh máng uống  thì trong thời gian dài điều đó sẽ là môi trường thuận lợi để các loại bào tử, vi khuẩn sinh sôi trong máng uống mà nhất là vi khuẩn E.Coli gây bệnh tả ở bồ câu.
    Bên cạnh đó cũng có những trường hợp cần lưu ý là một số cặp bồ câu có thói quen vãi phân vào máng uống, cho nên cần lưu ý thay nước hằng ngày đối với những cặp đặc biệt đó.

3.Chăm sóc:

a) Chuẩn bị trước khi đẻ:

    - Thường chúng ta đợi đến khi chim đã đến thời kỳ đẻ mới tiến hành làm ổ cho chim, điều này không tốt. Vì vậy ta nên lót ổ đẻ cho chim càng sớm càng tốt bởi các lý do sau:
            + Thứ nhất: Lót ổ sớm sẽ tập cho chim quen dần với ổ và lên ổ.
            + Thứ hai: Tránh được tình trạng chim mái đẻ trứng dưới sàn. Một khi chim đã đẻ dưới sàn thì trứng đó xem như là bỏ và thật khó khăn để tập cho chim lên ổ đẻ.
    - Chọn ổ đẻ: có nhiều cách thức lựa chọn ổ đẻ nhưng theo kinh nghiệm thực tế, bà con tốt nhất là tự làm lấy ổ đẻ cho chim hình chữ nhật với kích thước: cao 10-12 cm, rộng 20 cm, dài 25cm (nguyên liệu dễ tìm nhất đó là làm bằng gỗ).
         + Phần lớn bà con dùng ổ đẻ sẵng có là những rổ bằng nhựa (tròn hoặc chữ nhật). Với những loại ổ đẻ này, khi lót rơm vào ổ, chắc chắn chim sẽ làm rơi vãi ra ngoài ổ, nguyên nhân: Chim có tập tính máy ổ trước khi đẻ, cho nên đối với rổ bằng nhựa, việc máy ổ sẽ rất khó khăn, rơm sẽ bồng bềnh lên chứ không xếp xuống được, và đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chim rỉa rơm vãi ra ngoài tổ.
           + Nếu bà con lựa chọn phương án lót một ít bìa giấy vào ổ thì dễ dẫn đến tình trạng trứng thiếu nhiệt độ và tỷ lệ trứng vỡ rất cao.
           + Nếu bà con đã đầu tư rổ nhựa làm ổ đẻ rồi thì bà con làm theo cách sau đây để giảm thiểu tối đa việc vãi rơm ra khổi tổ: Bà con dùng rơm cọng dài, đan theo kiểu tóc đuôi sam (thắt rít) sao cho độ dài bằng với độ rộng bên trong của ổ đẻ và đường kính (to) khoản từ 2-3cm và tạo thành một vòng rơm. Sau đó bà con lót rơm vào ổ rồi tiến hành lấy vòng rơm đặt lên trên đồng thời ấn nhẹ xuống là được.

b) Thời kỳ đẻ và ấp trứng:

    - Khi chim đẻ lứa trứng đầu tiên, bà con đẻ cho chim bố mẹ ấp khoản 5 ngày là tiến hành bỏ đi để chim đẻ lại lứa trứng tiếp theo. Vì lứa trứng đầu tiên 80% là trứng nhỏ hoặc không thụ tinh nên cần bỏ đi để thứ nhất tiết kiệm chi phí, thứ hai là tạo kích thích mắng đẻ ở chim.
    - Chim đẻ 2 trứng cách nhau từ 1-2 ngày. Khi chim đẻ trứng thứ nhất, bà con tiến hành ghi chép lại ngày đẻ để tiện theo dõi trứng, soi trứng và canh chừng ngày trứng nở.
    VD: Chim bắt đầu đẻ trứng thứ nhất vào ngày 2/5 dương lịch, bà con ghi chép như sau:
2/5 – 10/5 – 20/5
            + Ngày 2/5 là ngày đẻ
            + Ngày 10/5 là ngày soi trứng.
            + Ngày 20/5 là ngày xem chừng trứng sẽ nở.
    - Khi chim ấp trứng, bà con nên hạn chế việc lấy trứng ra khỏi ổ, chỉ khi nào cần soi trứng mới lấy ra thôi. Đang ấp trứng, không nên thay rơm mới vào ổ, chim sẽ bỏ trứng không ấp.
    - Để cho chim ấp trứng một cách có hiệu quả, bà con không gây tiếng ồn quá lớn, chó – mèo không nên cho vào chuồng.

c) Soi trứng:

    - Chim ấp trứng khoản 8 ngày là bà con có thể soi trứng đẻ xem trứng có nên hay không.
               + Trứng nên: khi soi bằng đèn pin vào trứng ta sẽ thấy phôi trứng hình thành có màu sẫm kết chặc với vỏ trứng, thấy đường gân máu xuất hiện. Nhìn bên ngoài vỏ trứng lán mịn và có màu hơi sẫm.
            + Trứng hư: Khi soi đèn pin vào không thấy dấu hiệu phôi, gân máu, mà chỉ thấy lòng đỏ của trứng. Võ trứng bên ngoài trong giống như trứng mới đẻ.
Đó là đối với trứng không được thụ tinh. Nhưng gặp trường hợp trứng thụ tinh (có cồ) mà vẫn hư (gọi là chết phôi) thì khi soi ta thấy phôi thai không gắn kết với vỏ trứng mà trộn lẫn với tròng trắng của trứng, xoay quả trứng ta thấy phôi chết chạy tròn theo, lắc lắc quả trứng ta sẽ nghe được âm thanh ột ột của trứng.
    - Việc soi trứng hết sức quan trọng. Biết được trứng hư, ta loại bỏ ngay để cho chim mẹ chóng đẻ lại (nếu trứng hư mà ta không soi để loại bỏ thì chim bố mẹ sẽ ấp cho đến khoản 20 ngày rồi tự bỏ trứng thì điều đó sẽ làm lãng phí thức ăn của 12 ngày)

d) Canh chừng trứng nở:

    - Thông thường khi nhiệt độ ấp ổn định thì khoản 18 ngày chim sẽ nở trứng thứ nhất, trứng thứ 2 sẽ nở cách trứng thứ nhất từ 1-2 ngày, hoặc nhiệt độ không ổn định thì ngày trứng nở sẽ giao động trong khoản từ 17-20 ngày.
    - Khi đã nở trứng thứ nhất, trứng thứ hai sẽ nở sau. Cần phải lưu ý một điều là trứng thứ hai sẽ gặp phải những khó khăn khi nở, đó là:
            + Vỏ của trứng thứ nhất sau khi nở sẽ ụp vào trứng thứ hai, làm cho chim non trong trứng thứ hai khó tách vỏ chui ra ngoài, điều này sẽ dẫn đến chim con bị chết ngạt. (báo với bà con một tin vui là xác suất của trường hợp này là rất thấp)
            Biện pháp hạn chế: Sau khi trứng thứ nhất đã nở, bà con đánh dấu theo dõi, nếu sau 2 ngày mà trứng thứ hai không tách vỏ ra ngoài (trong trường hợp là chim non đã ghảy mỏ trứng) thì bà con hoàn toàn có thể phụ tách vỏ trứng cho chim non ra ngoài. Còn nếu như trứng thứ hai không thấy ghảy mỏ trứng thì được xem như là hoàn toàn đã chết (chết phôi trong trứng).
Nên lưu ý rằng, chỉ sau 2 ngày tính từ trứng thứ nhất nở thì việc phụ bóc vỏ cho trứng thứ hai mới thành công, nếu bóc sớm dù chỉ 1 ngày thôi thì coi như là không thành công, chim non sẽ chết.
            + Nhiệt độ tăng lên đột ngột (đặc biệt là trong mùa nắng nóng) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chim non còn trong trứng thứ 2. Mặc dù đã khảy mỏ trứng, nhưng nhiệt độ tăng cao cũng làm cho chim non trong trứng thứ hai chết ngạt.
            Biện pháp hạn chế: tương tự như biện pháp trên.
            + Yếu phôi do thiếu dinh dưỡng, chim non không đủ mạnh để bóc tách vỏ trứng ra ngoài.
            Biện pháp hạn chế: cung cấp thêm các dưỡng chất khác như muối khoáng, vitamin, khoáng vi lượng, sỏi. Đặc biệt là vào mùa nắng nóng, bà con bổ sung vitmin C, K, các vitamin điện giải cho chim.

e) Ghép trứng, ghép con:

    - Không phải lúc nào 2 trứng sau khi ấp đều nở 2 con như ta mong đợi. Có ổ thì 2 trứng mà chỉ có một trứng nên, có ổ thì 2 trứng đều có phôi nhưng khi nở thì chỉ được có một con thôi. Nếu ta cứ để chim bố mẹ ấp trứng một hoặc nuôi con một thì sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy bà con cần phải tiến hành ghép trứng, ghép con ngay khi có thể
            + Ghép trứng: 2 trứng ở hai ổ khác nhau được ghép với nhau về một ổ thì điều kiện là 2 trứng đó đẻ cách nhau từ 1-2 ngày.
            + Ghép con: 2 con ở hai ổ khác nhau được ghép với nhau về một ổ thì điều kiện là 2 con đó nở cách nhau từ 1-3 ngày.
    - Cũng có thể bà con ghép tối đa được 3 trứng hoặc tối đa ghép được 3 con. Nhưng thể trạng của chim con lớn lên sẽ không được tốt, tùy theo nhu cầu mà bà con có thể áp dụng hình thức này.
            + Nếu chim con chỉ để bán ra ràng thì bà con có thể ghép được.
            + Nếu chủ định để giống, bán giống thì không nên áp dụng.
           
            * Chú ý: riêng đối với việc ghép 3 trứng về 1 ổ cho ấp thì theo kinh nghiệm thực tế Đoàn Vũ tôi khuyến cáo bà con không nên áp dụng vì xác suất thành công rất là thấp. Tốt nhất bà con chỉ nên ghép 2 trứng thôi, còn ghép con thì bà con hoàn toàn có thể ghép được tối đa 3 con về 1 ổ để nuôi.

f) Tách chim con xuống ổ phụ:

    Sau khi chim non đã nở được khoản 10-14 ngày tuổi, bà con tiến hành tách chim non xuống ổ phụ, thay rơm mới ổ chính để chuẩn bị cho lứa đẻ tiếp theo.
Ý nghĩa của việc tách chim non xuống ổ phụ: việc tách chim non xuống ổ phụ, ổ chính hoàn toàn trống sẽ kích thích chim mái đẻ lại trong thời gian sớm nhất.

g) Vệ sinh ổ đẻ:

    Sau mỗi lứa chim non, khi tách xuống ổ phụ, bà con tiến hành vệ sinh ổ đẻ và thay rơm mới lại. Việc vệ sinh ổ đẻ sẽ tránh sự tích tụ phân trong ổ vì đó là nơi lý tưởng cho ký sinh trùng, vi khuẩn và virus gây bệnh ở chim, đặc biệt là bệnh đậu trái vào thời kỳ giao mùa. Bên cạnh đó cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ ổ phụ sau mỗi lứa chim con.

h) Tách chim con ra khỏi mẹ:

    * Đối với chim non bán ra ràng: tùy theo khả năng nuôi con của chim bố mẹ, tùy theo thể trạng của chim non và tùy theo nhu cầu của thị trường mà bà con có thể bán chim thịt trong khoản thời gian từ 15-20 ngày sau khi nở.
    * Đối với chim non để giống:
    - Sau khoản thời gian chim non được bố mẹ nuôi từ 28-30 ngày thì chim non có dấu hiệu bắt đầu theo mẹ thò đầu ra ngoài máng ăn. Để chim non tập ăn với mẹ khoảng  3-5 ngày là bà con có thể tách ra khỏi mẹ và cho vào lồng nuôi riêng biệt giành cho chim hậu bị.
    - Vì chim non mới tập ăn, bà con cần lưu ý chế độ ăn hợp lý để chim non phát triển khỏe mạnh và giảm thiểu các bệnh có thể sảy ra.
            + Chế độ ăn: chọn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, bổ sung Vitamin, khoáng vi lượng, men tiêu hóa vào nước uống để chống mềm xương, trợ giúp tiêu hoá và chống các bệnh khác.
            + Chế độ chăm sóc: thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của chim, khi phát hiện thấy dấu hiệu chim non không được lanh lợi, đứng một chổ rù đầu, xệ cánh, không chịu ăn, thì bà con tiến hành ngay việc tách riêng ra để chăm sóc và điều trị.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét