Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2021

Chim chích choè hoát véo von ai cũng thích

 Với giọng hót véo von thánh thót, chim chích chòe đang được rất nhiều người nuôi. Chim chích chòe có rất nhiều loại như: chích chòe đất, chích chòe than, chích chòe lửa…


Đặc điểm giọng hót của chim chích chòe

Có thể nói, chim chích chòe có giọng hót véo von, thánh thót, nhẹ nhàng và rất dễ nghe. Chúng thường hay chọn những nơi yên tĩnh và thời điểm yên ắng nhất như từ 12h-13h trưa, buổi tối thì sau 23 giờ đêm. Sở dĩ như vậy là bợi chỉ có những lúc yên lặng chúng mới thể hiện được cảm xúc của mình nhằm mục đích hướng đến các con chim chích chòe mái khác. So với các con chim khác, giọt hót của chúng sẽ át đi tất cả nếu hót cùng giờ với các loài chim khác.

Đặc điểm điệu bộ của chim chích chòe

Nếu nhưng ai để ý một chút sẽ dễ dàng nhận thấy rằng khi chim chích chòe trống hót chúng còn tạo dáng để thu hút chim mái như múa cánh, xòe đuôi. Một trong những đặc tính của chim chích chòe đó chính là chúng sẽ vừa hót vừa nhảy vì thế ngày càng nhiều người yêu thích và phong trào nuôi chích chòe càng được mở rộng. Đây là một trong những đặc điểm nổi bật mà không phải loài chim nào cũng có được.

Tập tính sinh sản của chim chích chòe

Mùa sinh sản của chích chòe thường bắt đầu vào mùa xuân đến đầu mùa hè (khoảng từ tháng 1 đến đầu tháng 5). Khi chuẩn bị sinh sản, màu sắc của chim mái chuyển sang nâu sẫm, những miếng vá trắng trên thân trở thành màu đỏ bầm rõ rệt. Điều này chúng ta hoàn toàn có thể nhận ra được. Cách làm tổ của chim chích chòe cũng rất đặc biệt, chúng thường làm tỏ hở hốc đá, hốc tường hoặc những mô đất nhấp nhổ, bụi nhỏ có sẵn lá cỏ hoặc rêu tảo vừa tạo độ phủ kín đáo vừa giúp trứng chim được an toàn khi chim mái đi kiếm mồi.

Mỗi cặp đôi chim chích chòe thường có khoảng 2 – 5 quả trứng, một số con có thể nhiều hơn một chút. Kích thước từ 1,3-1,5mm trứng màu hơi xanh nhạt, trắng hồng hoặc các chấm nâu, hình bầu dục

Sau 14 ngày trứng sẽ nở và sau 30 ngày chim chích chòe non sẽ chuyển từ màu như chim mái, những vết lốm đốm màu nâu trên ngực bắt đầu xuất hiện là dấu mốc quan trọng. Chích chòe non trưởng thành sau 3 tháng sẽ biết bay và tự đi kiếm mồi.

Trên đây là những thông tin tổng quát về loài chim chích chòe khi vọng sẽ giúp bạn có hứng thú hơn khi nuôi loài chim này.

Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2021

Phân biệt Chim Chích Chòe Lửa Trống Mái chuẩn xác nhất

 4 Cách Phân biệt Chim Chích Chòe Lửa Trống Mái Chuẩn Xác. Là một loài chim có giọng hót quyến rũ và vẻ đẹp tuyệt vời nên chim chích chòe ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Tùy theo sở thích và mục đích của mỗi người mà có người chọn nuôi chích chòe trống hoặc chích chòe mái. Nhưng để phân biệt trống hay mái với loài chim này không phải dễ. Blog Vật Nuôi chia sẻ cho quý bạn và các vị nuôi chim cảnh một số cách để phân biệt nhé!

Trong bài viết này, Blog Vật Nuôi xin phép nợ Anh Em ảnh so sánh Chích chòe lửa trống, mái nhé.

Cách phân biệt chích chòe lửa qua ngoại hình

Đối với một chú chích chòe lửa trống thì nó sẽ có cái chân to hơn. Bên cạnh đó thì thân hình của nó cũng cao hơn, và ngay cả bộ móng cũng dài hơn chim mái. Nhìn tổng thể thì một chú chích chòe lửa trống nhìn sẽ to lớn hơn và có vẻ khá mạnh mẽ hơn một chú chích chòe lửa mái đấy.

Nhìn khá nhỏ nhắn và dễ thương hơn chích chòe lửa trống, chích chòe lửa mái sẽ có phần đầu bé hơn. Thêm vào đó thì thân của chích chòe lửa mái cũng ngắn hơn so với chim trống. Vì vậy đây là một trong những đặc điểm để nhận dạng chích chòe lửa trống và chích chòe lửa mái.

Và để phân biệt chích chòe lửa trống hay mái theo cách này thì bạn phải để 2 con chích chòe lửa cạnh nhau để có thể dễ dàng so sánh. Nhưng nếu bạn không có 2 con chích chòe thì bạn hãy xem xét thật kỹ những đặc điểm về lông theo cách mà chúng tôi sẽ chia sẻ sau đây.

Phân biệt chích chòe lửa trống, mái qua lông

Lông của chích chòe lửa cũng là một cách để phân biệt chích chòe lửa trống, chích chòe lửa mái và được rất nhiều người áp dụng. Đối với cách này cũng khá dễ để phân biệt.

Đối với một chú chim trống thì màu lông của nó sẽ là đen bóng và lông bụng sẽ có màu hạt dẻ. Bên cạnh đó, thì phần phía mông và đuôi của chích chòe lửa trống cũng sẽ có một vài chùm lông trắng. Còn chim mái thì lại có màu màu xám hơi nâu.

Phân biệt Chim Chích Chòe Lửa trống, mái qua tiếng hót

Về tiếng hót thì chích chòe lửa nổi tiếng là có tiếng hót hay trong những loài chim. Tuy nhiên thì chích chòe lửa trống có vẻ được chiều chuộng hơn bởi giọng của nó có phần nổi bật hơn. Giọng của chích chòe lửa trống sẽ vang hơn, và lớn hơn so với một con chích chòe than mái.

Không chỉ có vẻ mất lợi thế vì giọng hót không được vang và bé hơn mà chích chòe lửa mái lại có giọng hót khá là đơn điệu. Dù thế nhưng giọng hót của chích chòe lửa trống hay chích chòe lửa mái thì loài chim này vẫn dành được sự ưu ái của những nhà chơi chim.

Phân biệt chích chòe lửa trống, mái khi còn non

Đối với chim non thì việc nhận biệt chim trống hay mái khá dễ, nhìn bằng mắt bạn cũng có thể nhận ra ngay. Vào mùa sinh sản, chích chòe mái sẽ thường đẻ từ 3 đến 4 trứng. Ngay sau khi trứng nở thì bạn có thể nhận biết chim trống hay mái ngay, chỉ cần bạn để ý một chút.

Một tổ chích chòe non thì thường với con chích chòe với cái đầu và thân to nhất thì khả năng 90% thì đó là một chú chích chòe lửa trống. Vì một con chích chòe mái thì nó thường nhỏ hơn kể cả đầu hay thân. Và bên cạnh đó thì một chú chích chòe lửa mái sẽ nở sau những chú chích chòe lửa trống.

Nếu bạn không chăm sóc chim non từ khi chim mẹ đẻ trứng mà chỉ bắt được nó sau khi trứng nở thì có thể đợi đến lúc chim có lông ống. Những chú chim trống thì phần lông ống trên lưng của nó sẽ đỏ đậm hơn so với những con còn lại.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ một số cách để bạn có thể phân biệt chích chòe lửa trống hay chích chòe lửa mái. Mong rằng sau khi đọc bài viết này bạn đã có thêm những kinh nghiệm để chọn cho mình một chú chim ưng ý. Chúc bạn thành công!

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Cách nuôi chim son ca nhanh hótl

Bí quyết nuôi chim son ca nhanh hót

Chim sơn ca đang hát
Chim sơn ca có nhiều tên như :
Tên Việt Nam Chim Sơn Ca
Tên Khác Chim Cà Lơi
Tên Khoa Học Alaudidae
Là Một họ chim dạng sẻ, Chim sơn ca là biểu tượng cho hạnh phúc, hy vọng, may mắn, tự do,niềm vui và sáng tạo.

Nhiều người khách hàng hỏi bao lâu thì chú chim Sơn ca hót, chúng tôi xin trả lời rằng có những chú chim Sơn ca lúc mua ko hót, nhưng về nhà hót, cũng có chú chim Sơn ca cả năm mới hót. Chơi chim Sơn ca phải kiên trì là đúng, đợi chú chim Sơn ca bạn tự tay bắt về rít rít, hót cả ngày là niềm vui nho nhỏ. Để giúp chú chim Sơn ca nhanh hót hơn, bạn có thể đọc và làm theo các cách sau:

1. Treo chú chim Sơn ca càng cao càng tốt, treo lên ban công tầng 3, 4 nếu nhà 1 tầng thì treo chỗ vắng người, chỗ ánh sáng tốt, có mái che mưa, nắng.
2. Treo chú chim Sơn ca gần các loài chim hót giọng nhỏ, giọng dài như treo gần chim Vành Khuyên, chim Yến hót, chim Vẹt HongKong, hoặc tốt nhất là treo cạnh chú chim Sơn ca đã hót.
3. Tránh treo chim Sơn ca gần các loài chim dữ tướng, giọng to như chim Họa mi, chim Khướu..
4. Ăn thức ăn có tính nóng như sâu tươi, sâu khô, nhưng cẩn thận chim Sơn ca có thể bị nóng quá, bỏ ăn, quăn lông
5. Hạn chế vệ sinh lồng, nhưng lồng cần khô ráo, không bị ẩm, bạn có thể phơi lồng ra nắng hàng ngày, chim vừa tắm nắng vừa giữ được độ khô ráo của cát và phân chim.
6. Treo chim Sơn ca ở vị trí cố định, hạn chế di chuyển. Khi chú chim Sơn ca cảm thấy môi trường xung quanh an toàn, quen thuộc thì mới hót.
7. Khi chim Sơn ca đã hót thì cần tập cho chim Sơn ca quen hót ở các vị trí khác nhau, việc này cần nhiều thời gian để chú chim Sơn ca quen dần và thuần hơn

Bật mí cách nuôi chim son ca

Cách chọn chim :

Thường những người nuôi chim Sơn Ca chọn chim non để nuôi, chim già rất khó thuần hóa.Khi chim non mang về nuôi ta nên chọn cho đúng chim trống, ta nhốt một vài chim non trong lồng khi đập tay vào chim trống thường ngóc đầu và phóng lên, còn chim mái thì chúí đầu xuống tỷ lệ này có thể đạt 80 phần trăm . 
Chọn chim vùng nào là hay? Theo kinh nghiệm của những người nuôi chim Sơn Ca thì Sơn Ca Huế Và Sơn Ca Quảng Ninh có mầu lông hung đỏ và có giọng hót rất hay, khi thuần dưỡng được nhiều mùa thì chim càng sung mãn và hót nhiều hơn ,

 Chọn Lồng Nuôi :

Lồng sơn ca
Thường ta nên chọn lồng 52 hoặc 56 nan và chiều cao khoảng 1m là vừa, bồng, dù (cầu đậu ) từ 15 đến 20 phân dưới đáy lồng rải một lớp cát mỏng loại cát sạch (Chim Sơn Ca không tắm nước mà chỉ tắm cát )











Thức ăn

Ngoài thiên nhiên chim Sơn Ca thường ăn các loại côn trùng như sâu bọ, dế , gián và các hạt cỏ, hạt thực vật khô trên mặt đất. khi nuôi nhốt trong lồng ta nên làm thức ăn cho chúng như sau. Xin đưa ra 2 công thức để các bạn lựa chọn
a/ 200g hạt kê đã lột vỏ ( loại kê để nấu chè )
5 lòng đỏ trứng gà
1 lon sâu khô
50g tép khô lạt (nhạt )
1 phần nhỏ vitamin tổng hợp danh cho gia cầm loại nhỏ (gà con )
Tất cả được chế biến ở dạng sống và phơi hoặc sấy khô (riêng tép và sâu khô phải say nát rồi trộn với hạt kê ) 

b/ 200g cám tổng hợp (cám Ba vì)
5 lòng đỏ trứng gà
1 lon âu khô
1 phần vitamin
Ngoài thức nói trên nên cho chúng ăn bổ sung cào cào non và sâu gạo
Lưu ý khi nuôi nên chọn 1 trong 2 công thức mà ta chọn không nên thay đổi thức ăn một cách tùy tiện như vậy chim dễ thay lông và bị mất lửa

Cách chăm sóc

Chim Sơn Ca rất dễ chăm sóc. Tuy nhiên có một vài kinh nghiệm nhỏ, nhưng lại rất quan trọng cho việc nuôi chúng thành công. Nếu chúng ta bỏ qua thì sự thành công khó mà mang đến cho mình được. Như đã nói chăm sóc chim thì không khó, nhưng nuôi để cho chúng hót thì vô cùng khó khăn. Tôi là người đã nuôi hàng trăm con Sơn Ca, qua thời gian nuôi đã thành công, nên bật mí chia sẻ cùng các bạn những bí quyết đó.
Bí quyết nuôi chim sơn ca
Chim Sơn Ca nếu nuôi một vài chim non thì chúng không thể tự hót sau thời gian nuôi 1 đến 2 mùa. Do đó khi nuôi ta phải có một hai chim thầy ( chim đã hót có nhiều mùa ).
Trong thời gian nuôi, lũ chim non luôn nghe ngóng chim thầy hót và dần dần chúng sẽ hót theo, chính vì vậy mà những người nuôi một hai con rất khó thực hiện được điều này. nên chọn chim đã bắt đầu tự hót, và nên nhớ chim Sơn Ca nuôi một mình chúng rất lười hót. nhưng nếu nuôi từ hai con trở lên thì điều này lại ngược lại,
Đặc biệt ở loài chim này chúng lại không lấn áp nhau giọng hót ( đè nhau) . Tôi đã từng chứng kiến hàng chục con chim của mình, khi một con cất lên tiếng hót , những con khác cũng hót theo tạo thành một dàn đồng ca vô cùng lý thú.
Chim Sơn Ca rất sợ bóng tối. Do đó mỗi buổi sáng ta nên cho chúng tắm nắng từ 2 đến 3 giờ rồi mang vào treo chỗ mát có nhiều ánh sáng. Đặc biệt ban đêm hoặc trong mùa thay lông
cũng không nên chùm áo lồng.
Trong 1 tuần ta nên bắt chúng ra rửa sạch chân bằng nước có pha thêm chút muối , dọn móng chân cho chúng ( nếu quá dài ) và thay cát mới
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn thân ái!!!!!!

Kỹ thuật nuôi chim chích chòe lửa-Hót hay

Cách nuôi chích chòe lửa

Chích chòe lửa đuôi dài
Chim chích chòe lửa có lông đuôi dài và hót hay nên được nhiều người chọn nuôi làm cảnh. Sau đây tôi xin giới thiệu chi tiết đến các bạn về loài chim chích chòe lửa để những người yêu thích chim có một kỹ thuật chăm sóc chim thật tốt. 
Chim chích chòe lửa ngoài giọng hót hay còn có bộ mã đẹp, vì vậy được rất nhiều nghệ nhân ưa thích và có giá khá cao so với loại chim khác.
 

Hình dáng:

Chim thường cân nặng từ 1 đến 1,2 ounce và có khoảng 9-11 inches dài. Con trống có màu lông đen bóng với cái bụng màu hạt dẻ và một chùm lông màu trắng trên mông và đuôi. Con mái có màu hơi xám nâu, và thường ngắn người hơn so với con trống. Cả hai giới có chung một điểm chung là màu đen trên lưng và chân màu hồng. Chích chòe non chưa trưởng thành có màu sắc hơi xám hoặc nâu và trông giống như con mái và có màu ngực lấm chấm.

Cách nuôi chim chích chòe lửa bổi:

Chim bổi bẫy về thì rất nhút nhát, khó thuần hóa, phải nhốt chim trong lồng tre hoặc mây lớn , cao, bên trong có cóng nước, cóng cào cào (nhớ cắt chân kẻo cào cào nhảy mất), cóng đựng đậu phộng trộn lòng đỏ trứng, một cóng sâu tươi hay trứng kiến. Sau đó ta theo dõi tình hình sức khỏe của chim, xem chim hợp với thưc ăn nào thì cho ăn tiếp. Ngoài lồng phủ áo kín rồi treo nơi yên tĩnh vài ngày. Đợi đến khi nào chim bớt nhát thì ta có thể hé áo lồng và treo chim nơi có người qua lại để chim quen dần và tạp cho chim ăn bột đậu phộng.

Thức ăn cho chích chòe lửa

Chích chòe lửa ăn được nhiều thức ăn, nhưng ăn ít, có một số con chim chích chòe lửa không biết ăn bột đậu phộng. Ta cần tập cho chúng bằng cách mỗi ngày lấy một ít bột đổ vào cóng rồi trộn với một ít sâu tươi hay sâu khô. Chim ăn có lẫn bột nên quen dần, lần sau ta tăng thêm lượng bột dần dần để chim biết cách ăn bột

Lồng chim và cách chăm sóc chích chỏe lửa

Lồng chim chích chòe lửa

Lồng chích chòe lửa phải dùng loại lồng đặc biệt, có 72 nan, đường kính đáy lồng khoảng 35 phân trở lên, chiều cao lồng tối thểu 60 phân. Sở dĩ phải nuôi trong lồng lớn như vậy là vì đuôi nó quá dài.
- Thông thường từ tháng mười âm lịch là chim thay lông và hoàn tất vào tháng 3 âm lịch. Tùy sức khỏe chim mà chim thay lông sớm hay muộn. Có con chỉ trong 1 tuần là rụng lông ào ào, nhìn thảm thương nhưng như vậy thì lông mới sẽ mau ra. Lại có con chỉ rụng lác đác vài cọng nên thời gian thay lông kéo dài 4 - 5 tháng. Và cũng có con suy lông ,một năm thay đi thay lại đến mấy lần. với chim này thì ta nên cho ăn thức ăn bổ dưỡng và không nên thay thức ăn trong suốt năm.
- Bất kể chim nào cũng vậy, việc thay đổi thức ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Mỗi lần thay thức ăn là mỗi lần thay lông vì vậy khi mua chim cần tìm hiểu kĩ thức ăn mà người bán cho chim ăn để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng.
- Trong thời gian thay lông, ta nên treo chim ở chỗ tĩnh mịch, đậy áo kín cả ngày lẫn đêm, tiếp đồ ăn, nước uống đầy đủ và đặc biệt là tắm bình thườg. trong thời gian này, không cần cho chim ăn sâu để đỡ tốn kém nhưng tuỵêt đối không bỏ cào cào. Khi chim thay lông xong thì cho ăn sâu lại như bình thường 

Tập cho chim chích chỏe lửa hót

-Chích chòe lửa là một trong số những lòai chim hót hay nhất trên thế giới. Tuy nhiên, không phải tất cả chích chòe lửa đều hót hay như vậy
Chích chòe lửa có khả năng bắt chước những giọng hót của những loài chim khác.  Cần đưa chim đến những nơi có nhiều giọng hót của những loài chim khác, hoặc cho nghe tiếng sáo, vĩ cầm...để giọng hót của chim được đa dạng phong phú.
Tập cho chim hót

Cách chăm sóc chích chòe lửa khi thay lông

Bộ lông chiếm 20% protein của cơ thể vì vậy cung cấp Protein là quan trọng trong quá trình thay lông. Các amino acid là cấu trúc cơ bản của Protein và lưu huỳnh có chứa 2 axit amin methionine và cysteine là rất quan trọng cho việc hình thành và phát triển bộ lông. Đôi khi có những đường Stress trên đuôi của chòe lửa. Điều này rất có thể do thiếu hụt methionine trong quá trình thay lông của chim. Côn trùng là nguồn cung cấp lưu huỳnh có chứa các axit amin cho loài chim ăn côn trùng. Các nguồn khác là trứng, cá và thịt.


 
Thay lông gây nhiều khó khăn cho chim, có lẽ chỉ đứng sau đẻ trứng. Ngoài ra còn có sự gia tăng các yêu cầu khác ngoài protein. Can xi trong máu sẽ giảm trong quá trình thay lông. Vitamin cũng cần được bổ sung trong giai đoạn căng thẳng này.

Trong thời gian thay lông, sử dụng thuốc có thể gây bất lợi đến sự tăng trưởng và phát triển của lông. Một ví dụ là anthelmintics fenbenzadole, có thể ảnh hưởng xấu đến bộ lông nếu được sử dụng trong thời gian thay lông. Tốt nhất là không dùng thuốc trong thời kỳ này.
Khi thay lông nhìn chim khá xơ xác – điều này là bình thường. Ngoài việc sử dụng bột, cần bổ sung thêm cá bảy màu, sâu bột và dế vào cuối ngày.
 
Chòe lửa thay lông phải được nghỉ ngơi nhiều. Phải phủ áo lồng trong suốt giai đoạn này trừ khi cho nó tắm và phơi nắng sau đó. Mặc dù trùm áo lồng nhưng chim có thể hót chuyện thỉnh thoảng hót sổng – điều đó chứng tỏ chim được chăm sóc tốt khi thay lông.

Chúc các bạn có những chú chim hót thật hay !!!







Hướng dẫn cách nuôi chim họa mi hót

Hướng dẫn nuôi họa mi

Chú chim họa mi đang hát liếu lo

Người đời xem loài Hổ , Sư tử là chúa sơn lâm , xem chim Phượng Hoàng là vua của loài chim , và đánh giá tiếng hót của chim Họa Mi xứng đáng là giọng hót bậc thầy của các loài chim rừng.

Người Trung Quốc, cũng như các nước khác trên thế giới trong đó có người Việt Nam ta, ai cũng thích chim Họa Mi hót . Ca sĩ nào có giọng hát hay cũng được khen là "Con Họa Mi " của ban nhạc...

Tiếng hót của chim Họa Mi đã đem lại cho người nghe một sự thích thú, ngay người khó tính cũng không thể chê vào đâu được.

Xuất xứ: 

Chim Họa Mi là loại chim rừng , sống rất nhiều ở TQ . Ở việt nam mình, chim nầy sống nhiều nhất ở Sơn La , Lai Châu, Lạng Sơn , Móng Cái ... Chim thích sống ở các nới rừng rậm núi cao , có khí hậu mát lạnh.

Hình dáng:

Hình dáng chú chim

 Chim Họa Mi lớn gần bằng con chim Cu ngói, mang trên mình bộ lông màu nân sẫm , lông ngực và bụng màu vàng hung , mắt có viền trắng bao quanh , và viền kéo dài ra phía sau thành một vệt dài độ phân rưỡi. Bề dài thân chim tử mỏ đến chót đuôi độ 20 cm . Mỏ và chân có mầu nâu lợt.

Nhìn bề ngoài thì con chim Họa Mi không có nét gì hâp dẫn cả. Đến nỗi nhiều người vốn tai nghe , hay được người khác khen nhiều về tiếng hót độc đáo của chim Họa Mi , nay nhìn thấy lần đầu , họ không tin chim Họa Mi lại xấu đến thế !

Người đời vốn nghĩ rằng chim hót hay tất chim phải có bộ mã rất đẹp . Với giọng hót lảnh lót ngân vang của chim Họa Mi , đáng lẽ nó phải được khoác trên mình một bộ lông sặc sỡ, ít ra cũng như chim Công , Chim Trĩ mới tương xứng được !

Chim Họa Mi mái thân mình nhỏ hơn chim trống , sắc lông hung nâu , viền trắng ở mắt nhỏ hơn , và vệt trắng đuôi mắt ngắn hơn . Chim mái không hót như chim trống mà chỉ kêu "sè...sè" (dân chơi chim thường gọi là "xùy").

Cách nuôi chim họa mi:

chim Họa Mi là chim rừng , nên khi bắt về rất nhát . Chim Họa Mi bổi đem về , ta nhốt ngày vào lồng, sâu khi đã sẵn sàng để thức ăn và nước uống đầy đủ cho chim . Bên ngoài phủ áo lồng kín mít , và treo nơi yên tĩnh vắng người qua lại một thời gian khá lâu.

Nếu viêc nuôi chim bổi đúng phương pháp thì độ nữa năm, chim đã dạn người . Ngược lại , nếu không cẩn thận trong những tháng đầu , thì sự nhút nhát của chim sẽ kéo dài có khi cả nhăm , lại bể đầu xệ cánh rất khó coi nữa !

Với những nghệ nhân , người miền Nam thì nuôi chim Họa Mi bổi tương đói đỡ vất vả hơn . Vì , chim Họa Mi bắt được từ núi rừng miền Bắc mang về , người ta rộng lại đôi khi cả tuần để có số nhiều mới mang vào . Cộng vào đó , di chuyển tàu hỏa, xe đò cũng mất hết mấy ngày , nên con chim vào đến trong Miền Nam đều đã biết "ăn mồi", nuôi không còn sợ chết nữa . Con chim Họa Mi nào cứng đầu không chịu ăn thì đã die ở dọc đường rồi.

Nuôi được chừng một tuần ,thấy chim bớt nhát, người nuôi có thể hé áo lồng ra từ từ , và treo lồng chim gần chỗ có bóng người qua lại để chim quen dần với người...
Chim họa mi bổi vẫn cho tắm như thường , có điều những ngày đầu cho chim tắm , ta nên có cử chỉ nhẹ nhàng để chim khỏi hốt hoảng.

Muốn tập chim Họa Mi ( bổi ) trống mau dạn , ta nên nuôi một con chim mái , để khi nghe tiếng "xùy" của chim mái, chim Họa Mi trống hăng lên và dạn dĩ dần.Có thể nhờ đó mà chim Họa Mi trống bổi mở miệng hót sớm hơn.

Xin lưu ý lồng chimHọa Mi  mái nên treo riêng càng khuất mắt lồng chim Họa Mi trống càng tốt vì một cong chim trống có thể làm 2, 3 con chim Họa Mi trống tăng lửa.

Thứa ăn: 

Trong số chim hót rừng , chim Họa Mi và khướu ăn thức ăn giản dị nhất.Chỉ cần gạo trộn trứng và cào cào là đủ .

Lồng chim và cách chăm sóc:

Lồng chim Họa Mi

Lồng nhốt chim Họa Mi khoảng 60 nan là vừa, đường kính đáy lồng khoảng 40 cm . Có thể dùng nhỏ hơn cũng được .Ta có thể dùng lồng mây hay tre.

Đây là giống chim lớn, uống nhiều nước, do đó, ta nên coi chừng cóng nước, hễ thấy cạn là châm ngay.

Mỗi lần cho chim tắm là mỗi lần ta vệ sinh lồng cho nó. Phải kỳ cọ cóng nước cho sạch . Phải thay bố lồng , và dụng cọ quét sạch những rác rến ở đáy lồng cho kỹ.

Tóm lại , nuôi chim Họa Mi không tốn công phu nhiều và đồ ăn thức uống cũng giản dị , rẻ tiền.

Lưu ý: chim Họa Mi hợp với những nới có khí hậu mát, lanh, vì vậy ta không nên tắm nắng quá lâu, chim dẽ bị "hốc" suy yếu. Cũng không nên để ở chổ có gió lùa, chim dễ bị chết yểu . Tốt hơn hết tối ngủ phải trùm áo lồng kín đáo cho chim.



Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Bồ câu tự tìm đường về không phải do huấn luyện

Hiện tượng lạ ở chim bồ câu

Việc chim bồ câu tự tìm chính xác vị trí và đường đi bao lâu nay khiến không ít các nhà nghiên cứu bối rối thì nay đã được giải đáp.

Các nhà khoa học đến từ Đại học Oxford cho biết, có thể những chú chim bồ câu tự tìm được đường đi và về là nhờ hàng rào. Trong khi khắp mọi nơi phát triển với hàng nghìn nhà cao tầng, nhà hàng giống nhau được mọc lên, những chiếc hàng rào lại trở thành cột mốc để loài chim này xác định được hướng di chuyển.
Bồ câu không cần huấn luyện mà đảm nhận vai trò liên lac làm nguồi đua thư

Các nhà nghiên cứu đã làm thí nghiệm với 31 chú chim bồ câu với trung bình mỗi ngày 20 chuyến bay từ bốn địa điểm xung quanh Oxford.

Tiến sĩ Richard Mann tại Đại học Uppsala ở Thụy Điển cho biết: “Bồ câu có khả năng ghi nhớ rất nhanh các tuyến đường khác nhau bằng thị giác của chúng”.

Loài chim này có thể đến đúng địa điểm hay không phụ thuộc vào mức độ phức tạp của khung cảnh phía dưới.

Tuy nhiên, khả năng nhớ đường chỉ là một phần. Đối với những nơi xa lạ, chúng đánh hơi và sử dụng khả năng định vị theo hướng mặt trời.

Tim Guilford - giáo sư nghiên cứu về hành vi động vật tại Đại học Oxford cho biết: “Có thể bồ câu có những quy tắc nhất định trong hành trình bay của mình. Chúng tạo một bản đồ trong tâm trí bằng việc cấu trúc lại các thông tin”.

Tiến sĩ còn nói thêm rằng: "Chúng tôi nghiên cứu khả năng này của loài bồ câu vì chúng tôi tin rằng chúng sẽ cung cấp dữ liệu có ích cho việc thiết kế các thiết bị GPS trong tương lai”.

Bồ câu - Loài chim thông minh của thế giới

Hiện tượng lạ của thế giới động vật chim bồ câu

Bồ câu được biết đến là giống chim thông minh hơn so với nhiều loài chim khác. Nhờ bản năng dẫn đường mà chúng sở hữu khả năng đặc biệt, do đó, cũng có những hiện tượng lạ tồn tại xung quanh khả năng của chúng.


Trong thế giới động vật, mỗi loài tồn tại đều mang trong mình những khả năng kì diệu khác nhau, chúng khiến cho con người phải kinh ngạc và trầm trồ nể phục vì khả năng của mình, điển hình là loài chim bồ câu. Các nhà khoa học đã chú ý quan sát và nghiên cứu về khả năng đặc biệt của loài bồ câu, vì vậy họ đã có những phát hiện thú vị về các hiện tượng lạ tồn tại xung quanh khả năng của chúng. Tuy kích thước não của bồ câu rất nhỏ, nhưng chúng có thể phân biệt và gọi tên được các đối tượng tương tự như trẻ con học chữ.
Bồ câu là hiện tượng lạ trong giới động vật bởi chúng thông minh hơn so với nhiều loài động vật khác
Nghiên cứu mới của Đại học Iowa chỉ ra rằng, chim bồ câu có khả năng học để phân biệt 128 bức ảnh thành 16 hạng mục cơ bản. Các nhà khoa học dạy chúng cách nhận biết từng thuộc tính, đặc điểm khác nhau của các giống chó hay giống ngựa. Họ bày ra những bức ảnh đen trắng không rõ nét về những con chó hay những con ngựa để kiểm tra xem chúng có thể nhận biết chính xác các kí hiệu tương ứng không.

Sau cuộc thử nghiệm, các nhà khoa học nhận định loài chim này có cách tiếp cận những kí hiệu tương tự như cách một đứa trẻ bắt đầu học chữ. Để bồ câu có thể phân biệt được 16 hạng mục khác nhau, các nhà nghiên cứu phải huấn luyện chúng trong vòng 40 ngày.

Giáo sư Edward Wasserman, nhà tâm lý học tại Đại học Iowa, người chịu trách nhiệm về cuộc thử nghiệm, cho biết: “Một người trưởng thành có thể học hỏi và phân biệt 16 hạng mục trên thế giới trong vòng một giờ đồng hồ, tuy nhiên, khả năng nhận biết của bồ câu khá chậm, phải qua 45.000 cuộc thử nghiệm chúng mới đạt được giới hạn đó".
Chim bồ câu phân biệt 16 hạng mục
Liệu rằng một đứa trẻ có thể tiếp thu nhanh hơn loài chim bồ câu? Điều đó gần như chắc chắn. Tuy nhiên, đến với các cuộc thử nghiệm, loài chim này chưa được huấn luyện. Trước đó, bồ câu không hiểu được bản chất của việc huấn luyện, cũng chưa từng trải qua các bài huấn luyện như vậy và chúng không có khả năng ngôn ngữ. Trong khi đó, tất cả những vấn đề này lại thuộc về bản năng học hỏi của con người. Do đó, việc so sánh khả năng nhận biết giữa loài chim này với đứa trẻ sơ sinh là phù hợp hơn, bởi những đứa trẻ này phải mất từ 6-9 tháng để học chữ cái đầu tiên.
Mỗi ngày huấn luyện, các nhà nghiên cứu bày ra 128 bức ảnh ngẫu nhiên và huấn luyện mỗi con bồ câu. Mỗi hình ảnh thuộc một trong 16 hạng mục như em bé, chai lọ, bánh trái, xe cộ, chó, vịt, cá, hoa, mũ, chìa khóa, bút, điện thoại, kế hoạch, giày, cây cối. Sau đó những con chim phải chạm mỏ lên một trong hai biểu tượng có màu sắc khác nhau thể hiện câu trả lời đúng hoặc sai được cài sẵn trên màn hình cảm ứng máy tính.
Sau huấn luyện, họ bày những hình ảnh đó cùng những bức ảnh thuộc hạng mục khác mà chúng chưa được huấn luyện để xem chúng có thể nhận biết các hạng mục chính xác không. Trong những con chim được kiểm tra, một con đạt độ chính xác 80%, con thứ hai đạt được độ chính xác 70% và con thứ ba đạt 65% chính xác.
Chim bồ câu nhận dạng các đối tượng giống như trẻ học chữ