Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Các bệnh thường gặp ở bồ câu

MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CHIM BỒ CÂU  

Quan trọng nhất trong việc chữa trị bệnh cho bồ câu là khâu CHẨN ĐOÁN. Chẩn đoán đúng thì việc chữa trị sẽ hiệu quả, nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian & tiền bạc. Để có thể hỗ trợ những người bắt đầu nuôi bồ câu, sau đây tôi xin giới thiêu cho các bạn một số bệnh thường gặp ở chim bồ câu mà thường xuyên bị

1. Loét miệng, bạch hầu - Canker, Trichomoniasis Canker.

Loét miệng ở chim bồ câu

Nguyên nhân:

Đây là bệnh phổ biến nhất do khuẩn Trichomonas. Là vi sinh vật đơn bào có hình roi, vì vậy nó rất cơ động. Nó có thể lây nhiễm từ 1 con bồ câu này sang con khác qua nước uống, từ chim cha mẹ sang chim con khi chúng mớm thức ăn. Thường chim con dễ bị hơn.

Triệu chứng:

-         Giảm hoạt động, lặp đi lặp lại động tác nuốt.
-         Xù lông, giảm cân, tăng lượng nước uống, tiêu chảy.
-         Các mảng màu vàng được tìm thấy trong vòm họng, miệng.
-         Trong giai đoạn khởi phát thường có mùi hôi.

Phòng chống:

-         Kiểm soát căng thẳng ở bồ câu bằng các loại thuốc giảm stress.
-         Duy trì cung cấp thực phẩm, vệ sinh máng ăn, uống thường xuyên.
-         Cách ly chim bệnh.

Điều trị:

Sử dụng các loại thuốc điều trị như:
-         Ronidazole (Ridzol)(DAC)
-         Metronidazole (Flagyl) (DAC)
-         B.S. (Belgica-DeWeerd)
-         Ronidazole 10% (Pantex)
-         Ronidazole 40 (Pantex)
-         5% Cure (Travipharma)

Trong điều kiện không kịp mua các loại thuốc thú y có thể mua thuốc Tây (sử dụng cho người tại các nhà thuốc): Metronidazole 250mg.
Liều dùng: Mỗi lần nửa viên, ngày 2 lần, sử dụng liên tục trong 3 ngày.

2. Cầu trùng - Coccidiosis.

Cầu trùng ở chim bồ câu
Nguyên nhân:

Đây là bệnh gây ra bởi sinh vật đơn bào, rất phổ biến & lây nhiễm cao, ảnh hưởng mạnh đến sức khỏe chiến binh. Chim trưởng thành bị nhiễm bệnh khi uống nước không sạch hoặc tiếp xúc với phân ẩm. Nhưng hầu hết chúng đã phát triển khả năng miễn dịch sẽ vẫn khỏe mạnh khi nhiễm bệnh.
Triệu chứng:

-         Chim bỏ ăn uống.
-         Giảm cân, tiêu chảy phân xanh.
-         Luời di chuyển. đậu trên sào & nhắm mắt.
Phòng chống:

-         Sử dụng các loại thuốc diệt khuẩn, nấm.
-         Giữ căn cứ sạch & khô.
-         Không để thức ăn tiếp xúc với phân & các loại động vật gặm nhấm, vệ sinh khử trùng máng ăn, uống. Không để bồ câu uống nước ở máng xối, vũng bùn.
-         Cách ly chim bệnh.
-         Hàng tuần khử trùng giỏ đựng gửi bồ câu.
Điều trị:

Sử dụng các loại thuốc điều trị như:
-         Multi-Mix (Global)
-         Dacoxine 4 in 1 (DAC)
-         Trimethoprim/Sulfa (DAC)
-         Coccimix (Pantex)
-         Cocci-Geel (Pantex)
-         Cocci-Mix 1 (Travipharma)

Trong điều kiện không kịp mua các loại thuốc thú y có thể mua thuốc Tây (sử dụng cho người tại các nhà thuốc): Cotriseptol 480.

Liều dùng: Mỗi lần nửa viên, ngày 2 lần, sử dụng liên tục trong 3 – 5 ngày

3. Viêm xưng 1 mắt - One-eyed Cold.

Viên xưng 1 mắt ở chim bồ câu

Nguyên nhân:

Thường bị nhầm lẫn với sự khởi đầu của mycoplasmosis (Mycoplasmosis là một thuật ngữ chung cho các bệnh truyền nhiễm gây ra bởi các vi sinh vật được gọi là vi khuẩn Mycoplasma). Bệnh viêm một mắt thường do mắt bị thương do chim đánh nhau hoặc bị thương vật lý ảnh hưởng đến mắt. Cũng có thể được gây ra bởi thông gió không đúng, bụi hoặc ẩm ướt trong căn cứ.

Triệu chứng:

Phổ biến nhất là dịch nhầy tiết ra ờ 1 bên mắt, đôi khi bị cả 2 mắt. Tùy vào mức độ nhiễm trùng, bồ câu có thể nhắm chặt 1 bên mắt.

Phòng chống:

-         Duy trì thông gió thích hợp.
-         Giữ vệ sinh căn cứ thông thoáng, sạch sẽ.
-         Không nên nuôi quá nhiều bồ câu trong diện tích chật hẹp.

Điều trị:

Sử dụng các loại thuốc điều trị như: Bio-gentadrop

Trong điều kiện không kịp mua các loại thuốc thú y có thể mua thuốc Tây (sử dụng cho người tại các nhà thuốc): thuốc mỡ tra mắt Tetracyclin 1%, Dexacol. Sử dụng thuốc tra kết hợp các loại thuốc uống kháng viêm, kháng khuẩn như Dorogyne, Alfachim 4.2mg (Chymotrypsin).
Liều dùng: Mỗi lần 1 viên, ngày 2 lần, sử dụng liên tục trong 2 ngày (hoặc đến khi mắt hết viêm xưng)

4. Phó thương hàn - Salmonellosis.

Thương hàn ở chim bồ câu

Nguyên nhân:

Đây là 1 bệnh khá phổ biến được gây ra bởi một loại vi khuẩn gram âm hình roi. Nó có thể lây nhiễm trong căn cứ thông qua bồ câu bị nhiễm bệnh, động vật gặm nhấm, do hít phải bụi bị nhiễm, trên đế giày chủ chim, gián, hoặc thông qua tiếp xúc với chim bồ câu hoang dã. Thường thì một con chim trưởng thành đã vượt qua căn bệnh này vẫn còn là một nguồn lây nhiễm và tiếp tục thải phân bị nhiễm bệnh.

Triệu chứng:

-         Sụt cân nhanh
-         Phân lỏng, màu xanh
-         Sưng các khớp chân hoặc bàn chân
-         "Cổ xoắn" hội chứng thường thấy ở bệnh PMV (Paramyxovirus)
-         Chim con thường thở dốc, chết sau khi nở 2tuần
-         Trứng chết

Phòng chống:

-         Vệ sinh kỹ khu vực nuôi.
-         Thường xuyên làm sạch máng và uống.
-         Ngăn ngừa tiếp xúc với động vật gặm nhấm, gián và các loài chim hoang dã.
-         Duy trì một mức độ pH acid của căn cứ dưới 4,0 thông qua việc sử dụng các chất khử trùng như Nolvasan hoặc phụ gia tương tự cho nước uống, giúp duy trì môi trường acid trong phân.
-         Thường xuyên tiêm chủng chống lại vi khuẩn Salmonella

Điều trị:

Sử dụng các loại thuốc điều trị như:
-         Vime - Apracin
-         Vimenro
-         Norflox 20 

Trong điều kiện không kịp mua các loại thuốc thú y có thể mua thuốc Tây (sử dụng cho người tại các nhà thuốc): Intasnor 400, Loravax.
Liều dùng: Mỗi lần nửa viên, ngày 2 lần, sử dụng liên tục trong 3 ngày.

5. Đậu, trái - Pigeon Pox.

Đậu trái ở chim bồ câu

Nguyên nhân:

Bệnh đậu (trái) do một loại virus thuộc nhóm Avipox gây ra. Bệnh lây truyền do bồ câu bị muỗi, côn trùng cắn.

Triệu chứng:

Khi chim bồ câu không có đề kháng bị côn trùng cắn, virus xâm nhập vào máu của chim. Trong vòng 5-7 ngày, những tổn thương nhỏ màu trắng giống như mụn cóc xuất hiện trên đầu, chân và các khu vực mỏ, mắt. Những nốt nhỏ có thể phát triển trở thành nốt lớn màu vàng, nếu loại bỏ, có thể rỉ máu. Theo thời gian, những mụn này sẽ khô và rụng đi khi chim đủ đề kháng.

Phòng chống:

-         Vệ sinh kỹ khu vực nuôi, kiểm soát ruồi, muỗi.
-         Tiêm ngừa cho bồ câu.

Điều trị:

-         Sử dụng vacxin đậu cho chim.

Trong điều kiện không kịp mua các loại thuốc thú y có thể mua thuốc Tây (sử dụng cho người tại các nhà thuốc): Thuốc sát trùng vết thương như: thuốc mỡ mắt Tetracyclin 1%, thuốc xanh Methylen, Betadyne. Thuốc uống: Lincomycin 500mg, Stadexmin.
Liều dùng: Mỗi lần nửa viên, ngày 2 lần, sử dụng liên tục trong 3 ngày.

Ngoài ra còn một số bệnh khác: (Kích để tham khảo)






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét